X Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc
5 I-sắc Niu-tơn 60 18 60 17 60
2.4.4. Về các yếu tố khác
Các trường tiểu học ngoài cơng lập đã và đang đóng góp vào bảng vàng của huyện Từ Liêm với rất nhiều thành tích trong nước cũng như quốc tế. Kể từ khi có các trường ngồi cơng lập về Từ Liêm (điển hình là trường Tiểu học Dân lập Đồn Thị Điểm), huyện Từ Liêm đã được các cấp, các ngành chú ý đến chất lượng dạy học Ngoại ngữ, Toán, Tiếng Việt, đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giao lưu với nước ngồi. Để có được những đóng góp như trên phải kể đến những thuận lợi mà các trường ngồi cơng lập được hưởng từ cơ chế chính sách của Nhà nước. Cụ thể như Quyết định 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngồi cơng lập; Thơng tư 18/2000 TT-BTC ngày 01/3/2000 hướng dẫn một số điều của Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về Chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngồi cơng lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; Chỉ thị 13/2001/CT-UB ngày 16/4/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục theo Nghị định 73/1999/NĐ-CP; Công văn 2948/CV-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 28/11/2006 về việc giao đất xây dựng trường ngồi cơng lập, đã tạo đà thúc đẩy và hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của hệ thống các trường ngoài cơng lập trong địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn huyện Từ Liêm nói riêng.
Bên cạnh đó ngay từ những ngày đầu thành lập, để đến với xã hội một cách nhanh nhất, các nhà trường đã phát huy vai trị của hoạt động quảng bá hình ảnh của mình. Mỗi nhà trường lại có cách đưa hình ảnh của trường mình
đến với xã hội có nhiều cách khách nhau. Trường Tiểu học Ô-lym-pia, trường Việt-Úc, trường I-sắc Niu-tơn đều có hẳn một bộ phận maketing riêng. Trường Đồn Thị Điểm thì lại tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động truyền thông và tham gia các kỳ thi do các cấp, các ngành có liên quan đến giáo dục tổ chức (như chương trình Thần đồng đất Việt trên VTC, chương trình Tuổi thơ khám phá trên VTV2, cuộc thi Violympic Tốn do Bộ GD&ĐT và cơng ty FPT tổ chức, cuộc thi Olympic Tiếng Anh - Sở GD&ĐT Hà Nội kết hợp với Langualink tổ chức, Olympic Tốn tuổi thơ tồn quốc - Tạp chí Tốn Tuổi thơ tổ chức, thi Toán - Khoa học quốc tế, thi Tốn Châu Á-Thái Bình Dương, ….). Đặc biệt hơn, đặc thù của nhà trường ngồi cơng lập là có cơ chế làm việc như một doanh nghiệp nên hầu hết các trường ngồi cơng lập tự quảng bá cho hình ảnh của mình thơng qua các hoạt động dạy và học, thơng qua các nội quy, quy chế hoạt động của nhà trường, qua các hoạt động ngoại khoá, phát tờ rơi, thiết kế cho mình một trang Web, … Một số trường cịn có chế độ bồi dưỡng cho ai giới thiệu được học sinh vào trường!
Thực tế từ việc khảo sát nhu cầu của cha mẹ học sinh và qua thực tế của việc xây dựng uy tín các trường tiểu học ngồi cơng lập trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, có thể nhận thấy mọi thành phần có mặt trong nhà trường đều nhận thức rõ tầm quan trọng của uy tín nhà trường. Tuy nhiên xây dựng uy tín nhà trường là quy trình ln bắt đầu từ góc rễ và cần có một cơ cấu nội tại vững chắc của nhà trường để ni dưỡng và phát triển. Ví dụ trường tiểu học Dân lập Đồn Thị Điểm có uy tín như ngày hơm nay là do kết quả của một q trình phấn đấu khơng ngừng nghỉ của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường hết thế hệ này đến thế hệ khác. Thành công của trường Đồn Thị Điểm ngày hơm nay có được là do sự đóng góp cơng sức của những thành viên trong nhà trường từ cán bộ văn phòng đến hiệu trưởng, sự đồng thuận của Hội đồng quản trị, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh, sự tạo
điều kiện của các cấp quản lý giáo dục cho nhà trường ngồi cơng lập nói chung và trường Đồn Thị Điểm nói riêng.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, qua những vấn đề nêu ra đã được khảo sát về thực trạng xây dựng uy tín các trường tiểu học ngồi cơng lập trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, chúng ta sẽ thấy được những thách thức lớn cho cả một hệ thống giáo dục nếu muốn cho nền giáo dục phát triển một cách bền vững. Việc này cũng sẽ là những thách thức cho nền giáo dục Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ của nền kinh tế tri thức phát triển.
Mặc dù có những trường đã khẳng định được uy tín của mình, nhưng cơng tác quản lý (bao gồm củng cố và phát triển uy tín ) tuy đã được quan tâm nhưng chưa liên tục và chưa có hệ thống. Các trường tuy nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng uy tín nhà trường và nắm bắt được rất nhanh những nhu cầu của thị trường giáo dục, nhưng phần nhiều đang tập trung giữ gìn những truyền thống vốn có của nhà trường; hoặc phát triển theo hướng của các trường đi trước bằng cách mời gọi những cán bộ chủ chốt của các trường có uy tín về làm cán bộ quản lý cho nhà trường mình (4 trường tiểu học ngồi cơng lập trên địa bàn Hà Nội vừa mới thành lập đều do những cán bộ giáo viên từng là tổ trưởng chuyên môn của trường Đồn Thị Điểm đến làm Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng nhà trường). Điều này cho thấy các trường ngồi cơng lập thành lập và đưa vào hoạt động mới chỉ áp dụng những mơ hình và biện pháp quản lý sẵn có, theo kinh nghiệm mà chưa thực sự quan tâm đến phát triển uy tín một cách tổng thể và làm cho nó trở nên khác biệt, bền vững trong xã hội hiện tại. Điều này có thể thấy được những khó khăn của các nhà trường do nguyên nhân khách quan như địa bàn của học sinh (học sinh Tiểu học đa phần chưa tự đến trường được), đội ngũ giáo viên, khả năng tài chính của nhà đầu tư, … và cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hệ thống trường ngồi cơng lập.
Đa số các trường ở nhóm tốp dưới đều đã cố gắng vươn lên để khẳng định tên tuổi của mình bằng nhiều cách. Tuy nhiêu có rất nhiều yếu tố quyết định sự thành bại của việc xây dựng uy tín như đã phân tích ở trên. Uy tín khơng phải là một cái tên thuần t. Để uy tín nhà trường có thể tồn tại trong xã hội lâu dài thì buộc các nhà trường đó khơng được nóng vội mà cần phải có thời gian để tìm cho mình một hướng đi thích hợp với mục tiêu giáo dục riêng. Việc này chính là tìm cho mình những nét khác biệt để tồn tại và phát triển.
Nhìn nhận được thực trạng, thấy được những thành công và nhận diện được các tồn tại cùng những nguyên nhân là cơ sở vững chắc để tác giả tiến hành đề xuất những biện pháp nhằm xây dựng uy tín các trường tiểu học ngồi cơng lập trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội với mong muốn đáp ứng yêu cầu không ngừng đổi mới của giáo dục phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3