9. Cấu trúc luận văn
3.1. Các nguyên tắc cơ bản của việc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Biện pháp xây dựng phải căn cứ vào mục tiêu và thực trạng phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học để xác định yêu cầu đặt ra trong công tác phát triển ĐNGVTA. Những u cầu đó chính là những vấn đề cần giải quyết để phát triển ĐNGVTA đạt đến kết quả mong đợi. Có nghĩa, muốn đạt đến mục đích cần phải dựa trên mục tiêu và thực trạng của ĐNGVTA, từ đó có các biện pháp thích hợp để phát triển ĐNGVTA đạt được mục đích đặt ra.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Hệ thống biện pháp phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học được đề xuất dựa trên cơ sở của tính cấp thiết trong thực tiễn. Đồng thời, các biện pháp đề xuất cũng phải dựa trên những kết quả nghiên cứu từ thực trạng, những nguyên nhân, hạn chế thiếu sót trong q trình xây dựng kế hoạch, tuyển dụng và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, môi trường phát triển cũng như trong công tác kiểm tra, đánh giá công tác phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học. Đặc biệt, những biện pháp đề xuất phải khắc phục những hạn chế thiếu sót trong cơng tác phát triển ĐNGVTA tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn, các kết quả nghiên cứu đã có. Sự hình thành và phát triển ĐNGVTA là thành quả trực tiếp của yêu cầu phát triển dạy học tiếng
Anh và công tác phát triển ĐNGVTA ở tiểu học. Những kinh nghiệm phát triển ĐNGV nói chung và phát triển ĐNGVTATH nói riêng trong thời gian qua là những kinh nghiệm quý báu và là cơ sở cần thiết để đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học hiện nay. Những biện pháp này cần phải đạt được sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những biện pháp phát triển ĐNGV (trong đó có ĐNGVTATH) đã được thực hiện trong thời gian qua, đồng thời cải tiến nó để phù hợp, hữu hiệu hơn trong phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn trong thời gian tới.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính đồng bộ, nó được xác định trên một khung lý thuyết chung đó là lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. Trong cấu trúc của lý thuyết phát triển NNL những nội dung về GD&ĐT, bồi dưỡng, sử dụng NNL, tạo môi trường phát triển NNL đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng một mục tiêu chính phát triển NNL. Vì vậy, các biện pháp phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học phải được liên kết, hỗ trợ tạo thành một chuỗi liên kết một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất, tạo ra sức mạnh tổng hợp của các biện pháp phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở tiểu học và thực hiện thắng lợi Đề án dạy và học Ngoại ngữ Quốc gia.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp khi đề xuất phải quan tâm đến sự phù hợp với các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất… và khả năng huy động nguồn lực từ các lực lượng tham gia hoạt động của các trường tiểu học. Đặc biệt, khi đề xuất các biện pháp cần phải quan tâm sâu sắc đến khả năng, nhu cầu của GVTA, xu thế phát triển của xã hội, cũng như khả năng vận dụng hiệu quả vào thực tiễn trong phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn.