Xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 98)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng An hở các trường tiểu

3.2.5. Xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh

phát triển

* Mục đích và ý nghĩa:

Tạo môi trường thuận lợi cho ĐNGVTA phát triển nghề nghiệp nhằm tạo ra động lực cho quá trình dạy học, xây dựng môi trường làm việc thân

thiện, hợp tác, sáng tạo và cơ sở vật chất hiện đại góp phần thúc đẩy đội ngũ giáo viên tiếng Anh phấn đấu cùng nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

* Nội dung biện pháp:

Thực hiện chương trình tiếng Anh thí điểm theo Đề án“Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025” thì các điều kiện tối thiểu về sách giáo khoa, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ngoại ngữ đảm bảo theo quy định. Những trường có điều kiện cần nối mạng internet, trang bị máy tính, màn hình và máy chiếu, phần mềm dạy học tiếng Anh; khuyến khích sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy học tiếng Anh. Như vậy, xây dựng môi trường phát triển nghề nghiệp cho giáo viên bao gồm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngoại ngữ; tạo môi trường làm việc thân thiện cụ thể như sau:

- Đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, đặc biệt phòng ngoại ngữ cần chú trọng phịng học có chất lượng. Các phịng học được đầu tư theo chuẩn với tivi nối mạng internet để GVTA ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin cho việc học hoặc cung cấp các tài liệu, học liệu ngoại ngữ, máy chiếu, loa nghe, thiết bị nghe nhìn, bảng tương tác, đài, đầu, đĩa và các tài liệu như sách, báo, tạp chí bằng tiếng Anh để phục vụ cho giảng dạy của GV. Các phòng học được trang bị điều hòa trong mọi thời tiết để cân bằng nhiệt độ trong phịng, đồng thời tạo ra một mơi trường học tập thoải mái cho học sinh và giáo viên. Bàn ghế được thiết kế phù hợp, dễ di chuyển để cho các hoạt động trong lớp học. Các phịng học ngồi việc được bố trí lắp đèn có độ sáng đảm bảo, cịn được thiết kế với khơng gian mở, có nhiều cửa sổ mang lại nguồn sáng tự nhiên, độ sáng vừa phải, hỗ trợ tốt nhất cho việc phát huy tốt nhất chức năng của thị giác của người học. Các phòng học phải được trang trí sao cho các phịng học luôn bắt mắt và tạo cảm giác hứng thú trong việc dạy học ngoại ngữ.

lưu, chia sẽ kinh nghiệm qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tạo các khẩu hiệu song ngữ trong nhà trường, tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, các hoạt động trải nghiệm học hỏi trau dồi khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, các chương trình giao lưu bằng tiếng Anh có mời chun gia nước ngồi và khuyến khích tự học qua mạng.

- Tạo môi trường sư phạm thân thiện, công bằng sẽ tạo bầu khơng khí sư phạm đồn kết thân ái trong nhà trường. Tập trung xây dựng nhà trường tích cực cũng như thiết lập các mối quan hệ, đoàn kết giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường tạo ra mơi trường phấn đấu học tập rèn luyện đối với mỗi GV. Tăng cường, mở rộng sự hợp tác giao lưu các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn huyện, tỉnh để tạo môi trường cho GV và HS giao lưu cùng nhau học tập.

* Cách thức thực hiện:

Hiệu trưởng nhà trường cần rà sốt và đánh giá tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng như môi trường giảng dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học. Từ các văn bản chỉ đạo của Phịng GD&ĐT, từ cơng tác tham mưu của tổ chuyên môn và GVTA về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ngoại ngữ, nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện; phân bổ và huy động các nguồn lực tài chính đảm bảo hồn thành mục tiêu của kế hoạch đề ra.

Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường như Cơng đồn, Đồn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động ngoại khóa để GV và HS tham gia các hoạt động trải nghiệm bằng tiếng Anh. Đồng thời, tổ chức chuyên đề, hội nghị, tọa đàm và hội thảo khoa học bằng tiếng Anh; tổ chức mơi trường làm việc trong tổ, nhóm chun mơn, lãnh đạo nhà trường cùng GV xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, tìm kiếm cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu, truy cập mạng internet để ĐNGVTA được giao lưu, chia sẽ kinh nghiệm cũng như nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức các hoạt động giao lưu tiếng Anh liên quan chủ đề về sân chơi trí tuệ, văn hóa ẩm thực, lễ hội, di tích lịch sử, các sản vật của địa phương, kỷ niệm các ngày lễ, các chủ đề liên quan đến trường. Thông thường các hoạt động được thực hiện trong các giờ chào cờ đầu tuần; giờ sinh hoạt lớp; một số tiết học tiếng Anh trái buổi; hoạt động giao lưu cấp trường. Trên cơ sở đó, ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động theo khối lớp: tổ chức 1 lần/học kỳ với tổ hợp các nội dung. Ví dụ, trong sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp giúp học sinh chuẩn bị, tập luyện và đăng ký trình diễn các tiểu phẩm với thời lượng từ 7 đến 10 phút. Môi trường dạy học rất quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong nhà trường, tạo mọi điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ chun mơn.

* Điều kiện thực hiện:

Để thực hiện hiệu quả biện pháp trên, nhà trường phải thật sự quan tâm từ khâu chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá thực hiện. Nhà trường tham mưu đến các cấp, huy động nguồn lực về kinh phí để thực hiện các hoạt động này nhằm thu hút ĐNGVTA tham gia các hoạt động; nâng cấp và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngoại ngữ thơng dụng, phịng học đa phương tiện, kết nối mạng internet cho GVTA để phục vụ giảng dạy. Ngồi ra, cần có sự theo dõi q trình tham gia các hoạt động của GV để đánh giá hiệu quả công tác xây dựng môi trường ngoại ngữ để có thơng tin, từ đó điều chỉnh kế hoạch phù hợp.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở công khai, dân chủ, được tập thể sư phạm nhà trường thảo luận, bàn bạc thống nhất. Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, vật lực để họ có thể hồn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, có chế độ quan tâm đến các giáo viên giỏi, xem xét giải quyết cho những giáo viên trẻ ưu tú trong việc tham gia bồi dưỡng nâng cao

chuyên môn nghiệp vụ trong các tổ chức liên kết nước ngồi.

Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường cần huy động tối đa nhiều nguồn kinh phí từ các tổ chức chính trị, xã hội, đồn thể trong và ngồi nhà trường khác nhau để tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo động lực cho GV phát triển nghề nghiệp bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)