9. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích và nội dung khảo nghiệm
Để đảm bảo các biện pháp được vận dụng phù hợp và hiệu quả vào thực tiễn, người nghiên cứu tiến hành tổ chức khảo nghiệm các biện pháp thông qua thăm dò ý kiến từ những đội ngũ CBQL, GVTA nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển về đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học. Quá trình thực hiện khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất được tiến hành theo phiếu hỏi được thiết kế tại phiếu số 4 ở phụ lục 3. Các phiếu hỏi và nội dung các biện pháp được người nghiên cứu gửi trực tiếp đến các đối tượng liên quan để đánh giá mức độ khả thi và cấp thiết của biện pháp đề xuất. Các biện pháp đề xuất được sử dụng để đưa vào phiếu khảo sát đánh giá tính khả thi và cấp thiết bao gồm:
học trên địa bàn huyện Tây Sơn.
Đổi mới tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn.
Xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học phát triển.
3.4.2. Phương pháp khảo nghiệm và thang đánh giá
Tác giả luận văn gửi đến 25 CBQL, GVTA tại 7 trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn có kinh nghiệm cơng tác đã tham gia khảo nghiệm các biện pháp phát triển ĐNGVTA (phiếu số 4 phụ lục 3), số phiếu thu về là 25 phiếu, đạt tỷ lệ 100%. Sau đó, tác giả luận văn sử dụng phần mềm Excel để xử lý tính tốn các số liệu về số lượng, phần trăm trong các mức độ đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp.
Các mức độ đánh giá về tính khả thi và cấp thiết của các biện pháp được quy ước theo các mức độ như sau:
1 = khơng cấp thiết/khơng khả thi; 2 = ít cấp thiết/ít khả thi;
3 = cấp thiết/ khả thi; 4 = rất cấp thiết/rất khả thi.
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm
Tính cấp thiết của các biện pháp đã được đề xuất trong đề tài này được thể hiện trong bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp
TT Biện pháp đề xuất Tính cấp thiết (%)
4 3 2 1
1
Đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn
56,0 40,0 4,0 0,0
2
Đổi mới tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn
40,0 52,0 8,0 0,0
3
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn
44,0 56,0 0,0 0,0
4
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn
52,0 48,0 0,0 0,0
5 Xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ
giáo viên tiếng Anh ở tiểu học phát triển 72,0 28,0 0,0 0,0
(Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2020)
Qua bảng 3.2 ta thấy, đa số chuyên gia đều đánh giá các biện pháp ở mức rất cấp thiết và mức cấp thiết. Tỷ lệ các chuyên gia đánh giá các biện pháp ở mức rất cấp thiết với tỷ lệ trên 50% gồm: xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học phát triển đạt tỷ lệ 72,0%; đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn đạt tỷ lệ 56,0%; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn đạt tỷ lệ 52,0%. Bên cạnh đó, phần ít các chuyên gia đánh giá các biện pháp như: đổi mới tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn; đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn từ dưới mức ít cấp thiết. Nhìn chung, các biện pháp trên đều cấp thiết trong việc phát triển ĐNGVTA ở
các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn góp phần xây dựng ĐNGVTA đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.
Tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất trong đề tài này được thể hiện trong bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp
TT Biện pháp đề xuất Tính khả thi (%)
4 3 2 1
1
Đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn
60,0 40,0 0,0 0,0
2
Đổi mới tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn
36,0 60,0 4,0 0,0
3
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn
32,0 68,0 0,0 0,0
4
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn
52,0 48,0 0,0 0,0
5 Xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ
giáo viên tiếng Anh ở tiểu học phát triển 56,0 44,0 0,0 0,0
(Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2020)
Qua bảng 3.3 ta thấy, phần lớn các chuyên gia đều đánh giá các biện pháp ở mức rất khả thi và mức khả thi. Tỷ lệ các chuyên gia đánh giá các biện pháp ở mức rất khả thi với tỷ lệ trên 50% gồm: đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn đạt tỷ lệ 60,0%; Xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học phát triển đạt tỷ lệ 56,0%; Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn đạt tỷ lệ 52,0%. Khoảng 4,0% các chuyên gia đánh giá biện pháp đổi mới tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Sơn ở mức ít khả thi. Nhìn chung, các biện pháp trên đều khả thi khi triển khai trong thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, tác giả luận văn đã trình bày đầy đủ về các nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học, đồng thời đề xuất 5 biện pháp nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế dựa trên cơ sở phân tích thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn. Các biện pháp đã được đề xuất bao gồm:
Thứ nhất, đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học.
Thứ hai, đổi mới tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học.
Thứ ba, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên tiếng Anh
Thứ tư, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tiểu học.
Thứ năm, xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh phát triển.
Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm và kết quả khảo nghiệm đã cho thấy các biện pháp đều được đánh giá ở mức cao về tính cấp thiết và khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ