Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 67 - 70)

9. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiếng An hở các trường tiểu

2.4.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTA

Đào tạo, bồi dưỡng ĐT ĐTB Mức độ

1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát các mục tiêu đổi mới dạy học theo Đề án dạy học Ngoại ngữ

CBQL 3.06 3

GVTA 3.10 3

2. Mục tiêu phải cụ thể và có thể đo lường được

CBQL 2.53 3

Đào tạo, bồi dưỡng ĐT ĐTB Mức độ

3. Chọn cử giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng

dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc

hàng năm của giáo viên (chuẩn nghề nghiệp GV; xếp loại viên chức của GV); quy định trình độ đào tạo; những yêu cầu về năng lực giáo viên tiếng Anh tiểu học

CBQL 2.44 2

GVTA 2.46 2

4. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng dựa trên những mặt mạnh, mặt yếu của kết quả chuẩn nghề nghiệp giáo viên; quy định trình độ đào tạo, xếp loại viên chức, những yêu cầu về năng lực của giáo viên tiếng Anh tiểu học

CBQL 2.65 3

GVTA 2.69 3

5. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải cập nhật kịp thời những đổi mới trong dạy và học tiếng Anh ở tiểu học; bám sát yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và phải đảm bảo tính phù hợp với nội dung, đối tượng bồi dưỡng.

CBQL 2.50 2

GVTA 2.46 2

6. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng

thường xuyên về phương pháp, kỹ năng nghề giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh ở bậc tiểu học

CBQL 3.26 4

GVTA 2.92 3

7. Khuyến khích bồi dưỡng chuyên môn qua tự học, tự bồi dưỡng qua thực hành trải nghiệm, qua thực tế làm việc và trực tuyến qua mạng

CBQL 2.79 3

GVTA 2.69 3

8. Chọn cử giáo viên tham gia đào tạo nâng cao

trình độ

CBQL 3.26 4

GVTA 3.08 3

9. Chỉ đạo thực hiện đánh giá chất lượng đầu ra

trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng một cách khách quan, công bằng, thực chất

CBQL 3.41 4

GVTA 3.03 3

Chung CBQL 2.88 3

GVTA 2.78 3

(Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2020)

Qua bảng 2.13 ta thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn được đánh giá ở mức độ 3, mức khá trong thang

đo. Một số nội dung được CBQL và GVTA đánh giá ở mức khá và tốt trong thang đó như: Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp, kỹ năng nghề giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh ở bậc tiểu học; Chọn cử giáo viên tham gia đào tạo nâng cao trình độ; Chỉ đạo thực hiện đánh giá chất lượng đầu ra trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng một cách khách quan, cơng bằng, thực chất; Khuyến khích bồi dưỡng chuyên môn qua tự học, tự bồi dưỡng qua thực hành trải nghiệm, qua thực tế làm việc và trực tuyến qua mạng; Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng dựa trên những mặt mạnh, mặt yếu của kết quả chuẩn nghề nghiệp giáo viên; quy định trình độ đào tạo, xếp loại viên chức, những yêu cầu về năng lực của giáo viên tiếng Anh tiểu học; Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát các mục tiêu đổi mới dạy học theo Đề án dạy học Ngoại ngữ; Mục tiêu phải cụ thể và có thể đo lường được. Tuy nhiên, vẫn còn nội dung các trường thực hiện được đánh giá ở mức trung bình trong thang đo như: Chọn cử giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc hàng năm của giáo viên (chuẩn nghề nghiệp GV; xếp loại viên chức của GV); quy định trình độ đào tạo; những yêu cầu về năng lực giáo viên tiếng Anh tiểu học; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải cập nhật kịp thời những đổi mới trong dạy và học tiếng Anh ở tiểu học; Bám sát yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và phải đảm bảo tính phù hợp với nội dung, đối tượng bồi dưỡng được CBQL và GVTA đánh giá ở mức trung bình trong thang đo.

Theo báo cáo của Phịng GD&ĐT, vì chưa có ngành đào tạo GV dạy môn tiếng Anh cấp tiểu học mà số lượng GVTA giảng dạy cho cấp tiểu học được đào tạo để giảng dạy ở cấp THCS, THPT nên nhiều GV chưa quen với phương pháp dạy học sinh cấp tiểu học. Việc lựa chọn đối tượng GVTA tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh tiểu học là rất cấp thiết, tuy nhiên số lượng GVTA được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

tiếng Anh tiểu học trên địa bàn huyện chưa nhiều, các hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, số lượng GVTA chưa bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh tiểu học chiếm tỷ lệ 60,0%.

Qua trao đổi với 04 CBQL, 04 GVTA ở các trường tiểu học với câu hỏi đặt ra như sau: “Thầy/cô cho biết ý kiến về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn hiện nay ?” Qua

khảo sát, CBQL và GVTA cho rằng thực trạng bồi dưỡng ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn hiện nay được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, các nội dung bồi dưỡng hàng năm chủ yếu vào bồi dưỡng chính trị hè, học tập Nghị quyết, chương trình và sách giáo khoa… Hình thức tổ chức bồi dưỡng môn tiếng Anh chưa đa dạng, chưa tập trung vào việc xây dựng môi trường học tập đối với bộ mơn này trong nhà trường.

Nhìn chung, cơng tác đào tạo bồi dưỡng GVTA ở các trường tiểu học được quan tâm thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, còn hạn chế về việc chọn cử GVTA tham gia bồi dưỡng những yêu cầu về năng lực của GVTA tiểu học (nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh tiểu học), chưa tập trung bồi dưỡng việc xây dựng môi trường học tập đối với bộ môn này trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)