Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 36)

9. Cấu trúc luận văn

1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học

1.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học

Đào tạo, bồi dưỡng là quá trình tác động đến giáo viên nhằm lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống từ đó làm thay đổi

nhận thức, hành vi, kỹ năng, thái độ của giáo viên đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo viên. Tác giả luận văn nghiên cứu quá trình đào tạo, bồi dưỡng khi giáo viên đã hành nghề. “Đào tạo, bồi dưỡng làm tăng thêm trình độ hiện có của giáo viên (kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ...) với nhiều hình thức, mức độ khác nhau” [13].

Nội dung quản lý đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTATH gồm:

(1) Xác định đối tượng: xác định đối tượng GV đào tạo, bồi dưỡng dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc hàng năm của GV (chuẩn nghề nghiệp GV; xếp loại viên chức của GV); quy định trình độ đào tạo; những yêu cầu về năng lực GVTATH.

(2) Xác định mục tiêu: Phải bám sát các mục tiêu đổi mới dạy học theo Đề án dạy học Ngoại ngữ; Mục tiêu phải cụ thể và có thể đo lường được; Mục tiêu được thực hiện trong mối tương quan giữa khung kế hoạch, chương trình và các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, thời gian, tài lực…)

(3) Xác định nhu cầu: Việc xác định nhu cầu bồi dưỡng gắn với nội dung đào tạo, bồi dưỡng, vì vậy vấn đề đặt ra phải xác định được mỗi giáo viên có những mặt mạnh, mặt yếu dựa trên kết quả chuẩn nghề nghiệp GV; quy định trình độ đào tạo, xếp loại viên chức, những yêu cầu về năng lực của GVTATH để xây dựng nội dung phù hợp.

(4) Xây dựng Chương trình: chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo, cập nhật kịp thời những đổi mới trong dạy và học tiếng Anh ở tiểu học; bám sát yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và phải đảm bảo tính phù hợp với nội dung, đối tượng bồi dưỡng.

(5) Xác định loại hình bồi dưỡng gồm 03 loại hình.

- Bồi dưỡng theo chương trình quy định chung (bồi dưỡng thường xuyên): giúp giáo viên cập nhật kiến thức mới, hỗ trợ giáo viên phát triển nghiệp vụ sư phạm của mình để nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Anh ở tiểu

học hiệu quả.

- Tự học, tự bồi dưỡng: là con đường thuận lợi nhất, có hiệu quả nhất để nâng cao trình độ tay nghề và hoàn thiện nhân cách giáo viên. Việc tự học và bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên tiếng Anh có thể được thực hiện: Tự học qua thực hành trải nghiệm, qua thực tế giảng dạy như: tham gia các hoạt động giáo dục để cùng chia sẻ với đồng nghiệp; Tham gia các chương trình bồi dưỡng: tập huấn chuyên đề; tập huấn về đổi mới chương trình dạy học tiếng Anh ở tiểu học; học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ hoặc các lớp tập huấn chuyên môn…

- Đào tạo nối tiếp (đào tạo nâng cao trình độ): Việc đào tạo nâng cao trình độ đang là mối quan tâm hàng đầu để nâng cao chất lượng đội ngũ. Hiện nay, có các loại hình đào tạo như: học các khố đào tạo liên thơng tại các trường Đại học (có thể tập trung tại trường hoặc mở lớp tập trung tại địa phương do một trường Đại học tổ chức). Học tại chức, học từ xa, chương trình đào tạo liên thơng tạo điều kiện để giáo viên có thể theo học được thuận lợi vì phương thức này kết hợp với một phần học trên lớp và một phần tự học; Tham gia các khoá học lấy chứng chỉ như: C1, C2 để nâng cao năng lực ngoại ngữ.

(6) Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng: Mục đích để đánh giá chất lượng đầu ra của một quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhưng đồng thời cũng xác định thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Việc đánh giá phải đảm bảo thực chất, khách quan và phải rút ra được ưu, nhược điểm của quá trình bồi dưỡng để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.

Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTATH cập nhật kiến thức, duy trì, ngăn chặn sự mai một đã được đào tạo trước đó, đồng thời bổ sung những khiếm khuyết mang tính thực tiễn để từng bước phát triển ĐNGVTATH nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hố.

1.4.4. Thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ, xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học phát triển

1.4.4.1. Thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ

Chế độ chính sách đãi ngộ giáo viên tiếng Anh là điều kiện để động viên khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nữa trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường [23]. Đây chính là nghệ thuật trong quản lý của nhà quản lý giáo dục.

Để thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên tiếng Anh bao gồm các nội dung:

(1) Triển khai, thực hiện đầy đủ các quy định, các chủ trương chế độ chính sách đãi ngộ của nhà nước và của nội bộ nhà trường.

(2) Đánh giá thành tích của giáo viên: giáo viên nỗ lực mang lại thành tích nhất định, thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả như mong muốn cho nhà trường cũng như cá nhân giáo viên và ghi nhận và tuyên dương nhằm động viên khích lệ cống hiến hơn nữa.

(3) Thực hiện các chính sách đào tạo, phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến cho giáo viên nhằm thu hút được giáo viên có phẩm chất năng lực, tạo niềm tin, sự gắn bó, sự tận tâm, tận lực của đội ngũ cho công việc. Hiệu quả cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở tiểu học.

1.4.4.2. Xây dựng môi trường thuận lợi cho ĐNGVTATH

Xây dựng “tập thể sư phạm nhà trường đồng thuận” là yếu tố quan trọng có ý nghĩa then chốt. “Tính đồng thuận của đội ngũ giáo viên theo nghĩa hẹp là xây dựng được tình đồn kết của giáo viên trong tập thể sư phạm nhà trường. Song, nghĩa rộng hơn và ý nghĩa sâu sắc hơn là xây dựng ĐNGV trong nhà trường thành tổ chức biết học hỏi” [13]. Để tập trung xây dựng sự đồng thuận trong tập thể nhà trường cần xây dựng các yếu tố để đảm bảo được quan điểm trên đó là: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích

cực; Xây dựng đạo đức nhà giáo tự học và sáng tạo; Xây dựng văn hoá nhà trường; Ý thức thi đua trong nhà trường; Dân chủ, trật tự, kỷ cương trong nhà trường; Cơ hội phát triển trong từng giáo viên trong nhà trường… Các yếu tố trên là biểu hiện của văn hoá nhà trường và đó chính là mơi trường để mọi giáo viên thi đua học tập và rèn luyện.

Tổ chức xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực: mơi trường làm việc tích cực được coi là tiêu chí đầu tiên của sự đảm bảo đồng thuận trong nhà trường. Mơi trường làm việc tích cực trước hết thể hiện ở khơng khí dạy và học sơi nổi, có tính chất khoa học cao, tinh thần thi đua vì sự tiến bộ và hướng đến mục tiêu chung của nhà trường (thể hiện ở tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị của nhà trường…). Mỗi thành viên trong nhà trường cảm thấy thực sự vui vẻ, hài hồ trong mơi trường sư phạm thân thiện giữa các mối quan hệ: mối quan hệ giữa bạn bè đồng nghiệp, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với người học… Từ những yếu tố đó các giáo viên trong nhà trường có trách nhiệm hơn, quan tâm hơn đến tình hình hoạt động của nhà trường, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược của nhà trường và cảm nhận được vai trị của mình trong tập thể đó.

Xây dựng mơi trường văn hố nhà trường: đây cũng là tiêu chí phát triển môi trường bên trong bền vững giúp giáo viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc của mình. Văn hố nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường và giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ và lành mạnh mà đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo. Mặt khác, văn hoá nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì sứ mệnh của nhà trường.

trường trong một huyện, các câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức các hoạt động giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các các trường… để mở rộng môi trường phát triển ĐNGVTATH.

Tạo môi trường làm việc như các điều kiện về cơ sở vật chất (phòng học ngoại ngữ, ...) và thiết bị dạy học ngoại ngữ (thiết bị nghe nhìn, bảng tương tác, đài, đầu, đĩa,..) và các tài liệu như sách, báo, tạp chí bằng tiếng Anh.

1.4.5. Kiểm tra và đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học tiểu học

Đánh giá phát triển ĐNGVTA của hiệu trưởng ở các trường tiểu học thông qua sử dụng các công cụ đánh giá theo yêu cầu đối với ĐNGVTA ở tiểu học nhằm kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực của giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Mặt khác, đánh giá quá trình phát triển đội ngũ với các nội dung xây dựng kế hoạch phát triển, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ, tạo môi trường phát triển cho GV… Các khâu kiểm tra, giám sát đến đánh giá là quy trình khép kín, được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình phát triển ĐNGVTA ở tiểu học.

Các nội dung kiểm tra, đánh giá công tác phát triển ĐNGVTA ở tiểu học gồm:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hằng năm

- Triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch

- Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá đúng theo quy định

- Nhận định, kết luận công tác phát triển ĐNGVTA dựa trên kết quả và các minh chứng cụ thể trong quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá.

Kết quả đánh giá phát triển ĐNGVTA là cơ sở cho việc điều chỉnh kế hoạch phát triển ĐNGVTA cho những năm tiếp theo phù hợp hơn nhằm xây

dựng ĐNGVTA của nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và đồng bộ cơ cấu để thực hiện tốt nhất mục tiêu dạy và học tiếng Anh của nhà trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học tiểu học

1.5.1. Yếu tố khách quan

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển ĐNGVTA ở tiểu học.

Các chủ trương của ngành GD&ĐT về tổ chức dạy học ngoại ngữ theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”

Việc triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các quy định chế độ chính sách đãi ngộ cho ĐNGV cũng như việc xây dựng các chính sách nội bộ nhà trường cho giáo viên tiếng Anh sẽ tạo động lực cho giáo viên cống hiến hơn nữa; Việc thực hiện đầy đủ các quy định tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng GVTA sẽ tạo ra nguồn nhân lực đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu đồng bộ nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển nhà trường.

Yếu tố môi trường: môi trường sư phạm đồng thuận, thân thiện sẽ tác động trực tiếp đến giáo viên về đời sống văn hoá tinh thần, niềm tin nghề nghiệp; Điều kiện về cơ sở vật chất làm việc đảm bảo phát huy hết năng lực của giáo viên, tạo động lực thúc đẩy phát triển ĐNGV. Mở rộng môi trường phát triển cho giáo viên tiếng Anh sẽ tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi, tự bồi dưỡng và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì thế, mỗi GV phải có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức sư phạm nghề nghiệp vững chắc, có kỹ năng tự học thành thạo. Hơn nữa, GV phải nắm vững kiến thức chun mơn - nghiệp vụ, chương trình giảng dạy, các kiến thức liên

quan và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh.

Năng lực của chủ thể quản lý (hiệu trưởng nhà trường): Yếu tố này ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV; Việc triển khai thực hiện các chính sách đãi ngộ, xây dựng các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học; Mở rộng và tạo môi trường cho giáo viên tiếng Anh phát triển. Bên cạnh đó, ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá, sàng lọc, phân loại giáo viên tiếng Anh hằng năm.

Vai trò, năng lực của lực lượng tổ chuyên môn trong nhà trường trong việc tác nghiệp cho Hiệu trưởng thực hiện có hiệu quả phát triển ĐNGVTA

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận của phát triển ĐNGVTATH theo tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực.

Phân tích đặc điểm lao động sư phạm của GVTA tiểu học, yêu cầu đối với ĐNGVTATH trên cơ sở đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ, hợp lý về cơ cấu.

Phát triển ĐNGVTATH dựa trên lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó phát triển ĐNGVTATH gồm 05 nội dung: (1) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh; (2) Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên tiếng Anh; (3) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh; (4) Thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ, xây dựng mơi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh phát triển; (5) Kiểm tra và đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh.

Phần cơ sở lý luận ở Chương 1 giúp định hướng cho việc khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển ĐNGVTATH. Đó là những nội dung được giải quyết trong Chương 2 và Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá đúng, khách quan thực trạng ĐNGVTA và thực trạng phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học để làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp có tính khả thi nhằm góp phần làm cho công tác phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn đạt hiệu quả như mong muốn.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Luận văn có 02 phiếu trưng cầu ý kiến chính gồm: (1) Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL tại các trường tiểu học; (2) Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GVTA tại các trường tiểu học. Nội dung Phiếu trưng cầu ý kiến gồm: (i) Một số thông tin chung (thâm niên công tác giáo dục; trình đào tạo; Trình độ năng lực Ngoại ngữ; Trình độ Tin học; Trình độ lý luận chính trị; độ tuổi, giới tính; kết quả xếp loại viên chức và chuẩn nghề nghiệp GV…); (ii) Phần nội dung gồm: Mức độ về tầm quan trọng đối với dạy học tiếng Anh ở tiểu học; Mức độ về tầm quan trọng đối với công tác phát triển ĐNGVTA ở tiểu học; thực trạng ĐNGVTA ở các trường tiểu học (phẩm chất, năng lực); thực trạng phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học (xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ; tuyển dụng, sử dụng đội ngũ; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ, xây dựng mơi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh phát triển; kiểm tra, đánh giá công tác phát triển ĐNGVTA); các

và phiếu số 2 ở phụ lục 3).

2.1.3. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát

Để có thơng tin xác thực về thực trạng phát triển ĐNGVTA tại các trường tiểu học, luận văn tiến hành khảo sát tại 19 trường tiểu học công lập trên địa huyện Tây Sơn, bao gồm: trường tiểu học Tây Thuận, tiểu học số 1 Tây Giang, tiểu học số 2 Tây Giang, tiểu học Bình Tường, tiểu học Vĩnh An, tiểu học Tây Phú, tiểu học Tây Xuân, tiểu học số 1 Bình Nghi, tiểu học số 2 Bình Nghi, tiểu học số 1 Võ Xán, tiểu học số 2 Võ xán, tiểu học Trần Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)