9. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, giáo dục tiểu học và tình hình
2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội
Tây Sơn là huyện Trung du, nằm phía Tây Nam tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 42 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên 692.96 km², dân số 115.996 người (theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019). Tây Sơn có vị trí địa lý quan trọng, một địa thế thuận lợi để phát triển KT-XH, phía Bắc giáp huyện Phù Cát, phía Đơng giáp thị xã An Nhơn, phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp huyện Vân Canh và một phần huyện Kong-Chro, tỉnh Gia Lai. Tây Sơn có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH, nổi bậc nhất là các điều kiện khai thác tiềm năng phát triển du lịch. Bởi đây, là địa phương vốn rất giàu truyền thống văn hoá - lịch sử, đặc biệt hơn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo.
Kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2020 chuyển dịch đúng hướng và tích cực: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 34,1%;
thương mại - dịch vụ: 46,0%; nông - lâm - thuỷ sản: 19,9% (đạt chỉ tiêu Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020); ước tính thu
nhập bình qn đầu người đạt 45,3 triệu đồng/năm. Đến thời điểm 01/7/2019, tồn huyện có 7.500 đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp thu hút 21.406 lao động. Có 8.727 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể với 20.800 lao động. Số lượng các đơn vị hoạt động trong các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng 63% lao động. Nhìn chung, KT-XH của huyện phát triển chưa thật bền vững, tỉ trọng cơng nghiệp cịn ít, số lao động dư thừa còn nhiều, tiềm năng du lịch chưa phát huy hết khả năng.
2.2.2. Khái quát về tình hình giáo dục tiểu học và tình hình dạy học môn tiếng Anh ở tiểu học
2.2.2.1. Tình hình giáo dục tiểu học
- Quy mơ trường, lớp, học sinh cấp tiểu học
Cùng với sự phát triển KT-XH đã tạo đà cho Giáo dục và Đào tạo huyện nhà phát triển. Trong thời gian qua, nhờ vào sự quan tâm của các cấp, các ngành trong huyện và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân đã tạo điều kiện cho quy mô trường, lớp, học sinh ở tất cả các cấp học trên địa bàn huyện nói chung và bậc tiểu học nói riêng phát triển, nhu cầu học tập của con em ngày càng cao.
Bảng 2.3. Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh bậc tiểu học trong 3 năm học (2016-2019) Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Số giáo viên Tỷ lệ GV/Lớp Bình quân số HS/Lớp 2016-2017 22 396 9.072 553 1,4 23 2017-2018 22 399 9.051 574 1,4 22,7 2018-2019 21 402 9.250 565 1,4 23
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn)
Qua bảng 2.3 ta thấy, từ năm học 2016-2017 đến năm học 2017-2018 số trường vẫn ổn định là 22 trường, tuy nhiên đến năm học 2018-2019 số trường giảm 01 trường vì lý do thực hiện chủ trương sáp nhập các trường tiểu học
trên địa bàn huyện, số lớp tăng bình quân 3 lớp/năm và dự báo trong những năm học tiếp theo số lớp sẽ tăng bình quân từ 2-4 lớp/năm. Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, ngành GD&ĐT đã biên chế số lớp bình quân 23 HS/Lớp đảm bảo theo quy định và bố trí số lượng giáo viên đủ để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đạt tỷ lệ 1,4 GV/Lớp. Như vậy, nhìn chung từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019 số trường giảm 01 trường, số lớp tăng bình quân 3 lớp/năm, số học sinh trên lớp đảm bảo theo quy định, số lượng giáo viên trên lớp cơ bản đáp ứng nhiệm vụ dạy và học.
- Đánh giá chất lượng giáo dục cấp tiểu học
Để đáp ứng nhu cầu hoạt động giáo dục, ngành GD&ĐT, các trường tiểu học đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào gắn với thi đua dạy tốt, học tốt với các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Mỗi Thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… nhằm tạo khơng khí thi đua sơi nổi dạy và học. Công tác đầu tư xây dựng CSVC luôn được coi trọng, đầu tư tạo quang cảnh khang trang - xanh - sạch - đẹp đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục huyện nhà. Đội ngũ GV, CBQL ln được chuẩn hố, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, xem đây là yếu tố quyết định đến chất lượng GD&ĐT.
Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục bậc tiểu học trong 3 năm học (2016-2019)
Năm học TSHS
Hoàn thành chương trình lớp học HTCTTH
Hồn thành Chưa hoàn thành
SL TL
SL TL SL TL
2016-2017 9.072 8.918 98,3 154 1,7 1858/1860 99,9
2017-2018 9.051 8.905 98,4 146 1,6 1923/1923 100
2018-2019 9.250 9.103 98,4 147 1,6 1764/1767 99,8
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn)
duy trì ổn định tỷ lệ học sinh chưa hồn thành chương trình lớp học giảm 0,1%, tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình lớp tăng 0,1%, tỷ lệ học sinh HTCTTH được duy trì ổn định khoảng 99-100%. Có thể thấy, chất lượng giáo dục trong những năm qua được duy trì ổn định. Tuy nhiên trong những năm học tới, ngành GD&ĐT, các trường tiểu học cần có những biện pháp mang tính đột phá hơn nữa để nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục huyện nhà.
2.2.2.2. Tình hình dạy học mơn tiếng Anh ở tiểu học
- Quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng Anh
Trong 3 năm qua, cùng với sự phát triển quy mô trường, lớp, học sinh bậc tiểu học thì nhu cầu dạy - học tiếng Anh ở các trường tiểu học từ lớp 3 đến lớp 5 chiếm số lượng lớn.
Bảng 2.5. Quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 trong 3 năm học (2016-2019)
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Số giáo viên
2016-2017 22 235 5.585 31
2017-2018 22 240 5.640 40
2018-2019 21 228 5.148 40
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn)
Qua bảng 2.5 ta thấy, số lớp học tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 có sự thay đổi, từ năm học 2016-2017 số lớp học tiếng Anh tăng lên 5 lớp, từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019 số lớp học tiếng Anh giảm 12 lớp kèm theo đó số học sinh có biến động tăng giảm qua từng năm học, từ năm học 2016-2017 đến năm học 2017-2018 tăng 135 học sinh, từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019 giảm 493 học sinh. Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019 để đáp ứng sự phát triển quy mô số lớp, số học sinh số lượng GVTA tăng 09 GV, từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019 số lượng GVTA không thay đổi 40 GV.
- Đánh giá chất lượng dạy - học môn tiếng Anh tiểu học
Các trường tiểu học trên địa bàn huyện triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên đến việc tổ chức dạy học tiếng Anh tiểu học. Từ năm học 2016-2017 đến nay, công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy và học tiếng Anh đã đi vào nề nếp và ổn định, chất lượng dạy - học môn tiếng Anh ngày càng được nâng cao.
Bảng 2.6. Kết quả học tập của học sinh môn tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 trong 3 năm học (2016-2019)
Năm học TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL TL SL TL SL TL
2016-2017 5.585 2.576 46,1 3.005 53,8 4 0,1
2017-2018 5.640 2.828 50,1 2.807 49,8 5 0,1
2018-2019 5.148 2.642 51,3 2.497 48,5 9 0,2
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn)
Qua bảng 2.6 ta thấy, chất lượng dạy học tiếng Anh ở tiểu học tại huyện Tây Sơn có sự chuyển biến tích cực, từ năm học 2016-2017 đến năm học 2017-2018 tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng 4,0%, tỷ lệ học sinh hoàn thành giảm 4,0% và tỷ lệ chưa hoàn thành giữ ở mức 0,1%; từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019 tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng 1,2%, tỷ lệ học sinh hoàn thành giảm 1,3%, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành ở mức thấp 0,2%. Bên cạnh đó, ĐNGVTA đã dần cập nhật được sự đổi mới dạy và học tiếng Anh trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh; TBDH dần đáp ứng được nhu cầu tổ chức dạy học của các trường, có 14/19 trường tiểu học được trang bị bảng tương tác thông minh hỗ trợ trong việc dạy và học tiếng Anh…; Phịng bộ mơn tiếng Anh chưa được đầu tư, xây dựng chủ yếu sử dụng các phịng học hiện có của nhà trường khơng phù hợp với lối học giao tiếp. Về phía học sinh, nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh đối với bản thân, các em đã cố gắng nhiều và có thái độ,
động cơ học tập đúng đắn và ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế cũng cịn nhiều bất cập trong đó khả năng vận dụng những kiến thức môn học này của các em trong thực tiễn xã hội còn nhiều hạn chế.