Khái quát về khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 47)

9. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá đúng, khách quan thực trạng ĐNGVTA và thực trạng phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học để làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp có tính khả thi nhằm góp phần làm cho công tác phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn đạt hiệu quả như mong muốn.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Luận văn có 02 phiếu trưng cầu ý kiến chính gồm: (1) Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL tại các trường tiểu học; (2) Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GVTA tại các trường tiểu học. Nội dung Phiếu trưng cầu ý kiến gồm: (i) Một số thông tin chung (thâm niên cơng tác giáo dục; trình đào tạo; Trình độ năng lực Ngoại ngữ; Trình độ Tin học; Trình độ lý luận chính trị; độ tuổi, giới tính; kết quả xếp loại viên chức và chuẩn nghề nghiệp GV…); (ii) Phần nội dung gồm: Mức độ về tầm quan trọng đối với dạy học tiếng Anh ở tiểu học; Mức độ về tầm quan trọng đối với công tác phát triển ĐNGVTA ở tiểu học; thực trạng ĐNGVTA ở các trường tiểu học (phẩm chất, năng lực); thực trạng phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học (xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ; tuyển dụng, sử dụng đội ngũ; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ, xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh phát triển; kiểm tra, đánh giá công tác phát triển ĐNGVTA); các

và phiếu số 2 ở phụ lục 3).

2.1.3. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát

Để có thơng tin xác thực về thực trạng phát triển ĐNGVTA tại các trường tiểu học, luận văn tiến hành khảo sát tại 19 trường tiểu học công lập trên địa huyện Tây Sơn, bao gồm: trường tiểu học Tây Thuận, tiểu học số 1 Tây Giang, tiểu học số 2 Tây Giang, tiểu học Bình Tường, tiểu học Vĩnh An, tiểu học Tây Phú, tiểu học Tây Xuân, tiểu học số 1 Bình Nghi, tiểu học số 2 Bình Nghi, tiểu học số 1 Võ Xán, tiểu học số 2 Võ xán, tiểu học Trần Quang Diệu, tiểu học Bình Thành, tiểu học Bình Hịa, tiểu học Tây An, tiểu học Tây Bình, tiểu học Tây Vinh, tiểu học Bình Tân, tiểu học Bình Thuận.

Tổng số CBQL và GVTA tham gia trả lời phiếu khảo sát: 73. Trong đó: 34 CBQL là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học; 39 GVTA của 19 trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn. Cụ thể:

Bảng 2.1. Tổng hợp số phiếu 02 đối tượng (CBQL và GVTA các trường tiểu học)

Số phiếu phát ra Số phiếu thu vào

CBQL GVTA CBQL GVTA

36 40 34 39

2.1.4. Thời gian khảo sát: Từ ngày 20 tháng 1 năm 2020 đến ngày 5 tháng 5

năm 2020.

2.1.5. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát

* Phương pháp khảo sát

Để thực hiện nghiên cứu thực trạng, tác giả thực hiện các bước như sau: Thiết kế bảng khảo sát, sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến, thu thập và xử lý thông tin bảng hỏi, quy ước các mức độ đánh giá để phân tích thực trạng, cụ thể như sau:

phiếu khảo sát đến các đối tượng liên quan theo cách ngẫu nhiên đến CBQL và GVTA của các trường tiểu học tham gia nghiên cứu;

- Sau khi thu được phiếu điều tra, tác giả tiến hành thống kê, tổng hợp, phân tích thơng tin (số liệu) thành các biểu bảng để thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu, nhận xét.

Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp: - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

- Phương pháp phỏng vấn (câu hỏi phỏng vấn ở phiếu số 3 phụ lục 3).

* Xử lý kết quả khảo sát

Mục đích này nhằm xử lý, phân tích các dữ liệu thu thập được từ các phương pháp khảo sát trên.

Sau khi thống kê kết quả từ các phiếu điều tra, tác giả thu thập thông tin bảng khảo sát và sử dụng phần mềm Excel để thực hiện phân tích và xử lý dữ liệu cũng như xác định giá trị trung bình, mức độ từ các phiếu thu được.

Tác giả tiến hành tổng hợp và xử lý thống kê dữ liệu từ các phiếu khảo sát thu về qua sự hỗ trợ từ phần mềm Excel ứng với mỗi mức độ được tính điểm của bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Mức điểm quy ước tương ứng các mức độ

TT Mức độ Mức điểm

1 Rất quan trọng/Rất ảnh hưởng/Tốt 4 điểm

2 Quan trọng/Ảnh hưởng/Khá 3 điểm

3 Ít quan trọng/Ít ảnh hưởng/Trung bình (Đạt) 2 điểm

4 Không quan trọng/Không ảnh hưởng/Yếu (Chưa đạt) 1 điểm

- Cách tính:

+ Giá trị khoảng cách của các mức độ: + Điểm trung bình: =

Trong đó:

: giá trị trung bình

: tổng các giá trị của từng lượt người tham gia đánh giá

n: tổng số lượt người tham gia đánh giá

- Quy ước thang đo theo điểm trung bình như sau: + Mức 4:>3,25 - 4,0: mức tốt

+ Mức 3:>2,5 - 3,25: mức khá

+ Mức 2:>1,75 - 2,5: mức trung bình + Mức 1:1- 1,75 : mức yếu

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục tiểu học và tình hình dạy học môn tiếng Anh ở tiểu học của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)