Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 85 - 91)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng An hở các trường tiểu

3.2.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp đội ngũ

Bước 1. Các trường tiểu học thu thập đầy đủ thông tin của mỗi GVTA như về năng lực, sở trường, hoàn cảnh, điều kiện công tác… bằng cách gửi các phiếu đến GV để họ trình bày những thơng tin trên.

Bước 2. Trên cơ sở thu thập thông tin của mỗi GV, ban giám hiệu nhà trường, các tổ trưởng chuyên mơn phân tích tính khách quan, chính xác của thơng tin đã thu thập, trên cơ sở đó ban giám hiệu nhà trường nắm bắt thơng tin của từng GV một cách chính xác, đầy đủ.

Bước 3. Phân công nhiệm vụ từng GVTA trên cơ sở thông tin đã được thu thập đảm bảo bố trí, sắp xếp GVTA một cách khoa học, phù hợp với năng lực, sở trường, giới tính, điều kiện cơng tác của mỗi GVTA.

* Điều kiện thực hiện:

Hệ thống thông tin điện tử nhà trường được đảm bảo

Năng lực của hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường trong việc xây dựng Đề án tuyển dụng GVTA và phân công nhiệm vụ từng GVTA.

Môi trường làm việc cũng như mơi trường giáo dục của nhà trường được chuẩn hóa để thu hút GVTA có năng lực tốt đăng ký dự tuyển vào trường.

3.2.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên tiếng Anh giáo viên tiếng Anh

* Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

cho các cấp quản lý có kết quả đánh giá ĐNGV khách quan và phân loại nguồn lực để thực hiện hiệu quả trong công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn - nghiệp vụ cho GV dạy tiếng Anh, làm căn cứ cho định hướng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn làm căn cứ để GVTA tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn - nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đồng thời giúp CBQL nhà trường đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ của GVTA

* Nội dung biện pháp

Theo kết quả phân tích thực trạng về phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn và trong công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGVTA ở các trường tiểu học thì hầu hết các trường tiểu học chưa thực hiện việc xây dựng những tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng trong quá trình phát triển ĐNGVTA. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện đánh giá khách quan, chính xác năng lực nghề nghiệp ĐNGVTA tác giả luận văn dựa vào chuẩn GV tiểu học nói chung và chuẩn năng lực của người GVTA nói riêng xây dựng các tiêu chí để đánh giá năng lực ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn bao gồm 6 tiêu chuẩn gồm 30 tiêu chí. Trong đó tiêu chuẩn 1: phẩm chất nhà giáo có 3 tiêu chí; tiêu chuẩn 2: năng lực về chun mơn - nghiệp vụ có 6 tiêu chí; tiêu chuẩn 3: năng lực về giảng dạy trên lớp có 10 tiêu chí; tiêu chuẩn 4: năng lực về xây dựng mơi trường giáo dục có 3 tiêu chí; tiêu chuẩn 5: năng lực về kiểm tra, đánh giá học sinh có 5 tiêu chí ; tiêu chí 6: năng lực về sử dụng ứng dụng công nghệ thơng tin, thiết bị cơng nghệ trong dạy học có 3 tiêu chí. Các mức độ đánh giá xếp loại theo mức: chưa đạt; đạt; khá; tốt. Dựa trên kết quả

nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNGVTA ở các trường tiểu học thể hiện trong bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường tiểu học trên địa huyện Tây Sơn

Tiêu chí đánh giá Xếp loại

Đ K T

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 1: Tấm gương về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo

Tiêu chí 2: Có phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo

Tiêu chí 3: Yêu quý học sinh và tâm huyết với nghề dạy học

Tiêu chuẩn 2: Năng lực về chuyên môn - nghiệp vụ

Tiêu chí 4: Đạt trình độ từ đại học chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trở lên

Tiêu chí 5: Đạt từ bậc 4 (B2) trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Tiêu chí 6: Nắm vững hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; vận dụng và sử dụng phù hợp với ngữ cảnh

Tiêu chí 7: Hiểu biết những nét cơ bản về văn hoá của các nước nói tiếng Anh và đưa các kiến thức vào việc giảng dạy.

Tiêu chí 8: Có khả năng sử dụng tốt các kỹ năng

nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh phù hợp với

cấp tiểu học

Tiêu chí 9: Sử dụng tiếng Anh vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng; đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp ở trường.

Tiêu chí đánh giá Xếp loại

Đ K T

Tiêu chuẩn 3: Năng lực về giảng dạy trên lớp

Tiêu chí 10: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Tiêu chí 11: Sử dụng phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học phù hợp chương trình mơn học

Tiêu chí 12: Thiết kế bài học đảm bảo chương trình và phát triển bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Tiêu chí 13: Biết lồng ghép và tích hợp kiến thức các môn học khác vào tiết dạy của bậc học

Tiêu chí 14: Biết khai thác các nguồn tài liệu, nguồn thông tin, học liệu để nâng cao kiến thức và phát triển kĩ năng

Tiêu chí 15: Nắm được các quy định, hướng dẫn liên quan đến chương trình mơn học

Tiêu chí 16: Hiểu được sự phát triển về nhận thức, thái độ học tập, đặc điểm tâm sinh lý và phát triển ngôn ngữ của học sinh theo từng giai đoạn

Tiêu chí 17: Hướng dẫn học sinh tham gia tích cực làm việc hợp tác, làm việc theo nhóm trong các giờ học

Tiêu chí 18: Biết kết nối q trình tự học của mình với đồng nghiệp, của học sinh lớp mình với những học sinh lớp khác, trường khác

Tiêu chí 19: Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng

Tiêu chuẩn 4: Năng lực về xây dựng mơi trường giáo dục

Tiêu chí 20: Khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá, câu lạc bộ tiếng Anh trong hoạt động giáo dục thực tiễn

Tiêu chí đánh giá Xếp loại

Đ K T

Tiêu chí 21: Phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia các hoạt động giáo dục Tiêu chí 22: Tổ chức các hoạt động giao lưu bằng tiếng Anh trên lớp.

Tiêu chuẩn 5: Năng lực về kiểm tra, đánh giá học sinh

Tiêu chí 23: Hiểu về các hình thức đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ của cấp học Tiêu chí 24: Biết xây dựng các ma trận đề, đề kiểm tra và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Tiêu chí 25: Vận dụng phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp với năng lực học sinh

Tiêu chí 26: Cơng bằng và khách quan trong kiểm tra, đánh giá học sinh

Tiêu chí 27: Biết sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học

Tiêu chuẩn 6: Năng lực về sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị công nghệ trong dạy học

Tiêu chí 28: Hồn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị công nghệ Tiêu chí 29: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học tiếng Anh

Tiêu chí 30: Biết hỗ trợ đồng nghiệp khai thác, sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học.

* Cách thức tiến hành biện pháp

Để tổ chức thực hiện việc đánh giá phân loại năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiếng Anh tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn mang tính khách quan, chính xác, tồn diện, cơng bằng, dân chủ, đáp ứng yêu cầu

thực tiễn đặt ra. Hiệu trưởng trường tiểu học phải chủ động trong việc xây dựng và phổ biến về những tiêu chí và chu kỳ đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên như sau:

Bước 1. GV tự đánh giá năng lực nghề nghiệp GVTA.

Bước 2. Nhà trường tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với GVTA được đánh giá thông qua các tiêu chí đã được xây dựng cụ thể ở bảng 3.1.

Bước 3. Ban giám hiệu nhà trường thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá năng lực nghề nghiệp GV trên cơ sở kết quả tự đánh giá của GV, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

- Quy ước xếp loại kết quả đánh giá: Đạt năng lực nghề nghiệp GVTA ở mức tốt khi tối thiểu 2/3 chỉ số trở lên đạt mức tốt và các chỉ số còn lại đạt từ mức khá; đạt năng lực nghề nghiệp GVTA ở mức khá khi tối thiểu 2/3 chỉ số trở lên đạt mức khá và các chỉ số còn lại đạt mức đạt; đạt năng lực nghề nghiệp GVTA ở mức đạt khi tất cả chỉ số đạt từ mức đạt trở lên; chưa đạt năng lực nghề nghiệp GVTA khi có chỉ số chưa đạt.

- Phân cơng cho các bộ phận phụ trách thu thập thông tin, xử lý thông tin cũng như công bố kết quả xếp loại công khai, minh bạch.

- Dựa trên kết quả phân tích đánh giá năng lực nghề nghiệp của GVTA, hiệu trưởng xác định và chọn lựa phù hợp cho từng đối tượng GV, một mặt ra quyết định khen thưởng, mặt khác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho những GVTA có kết quả đánh giá mức chưa đạt.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức đánh giá năng lực GVTA theo tiêu chí đã xây dựng; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên theo thẩm quyền dựa trên kết quả đánh

giá; tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên về công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dựa trên kết quả đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên.

Bên cạnh đó, biện pháp được thực hiện thành cơng và hiệu quả cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban ngành. Trong đó, sự tiên phong, gương mẫu của hiệu trưởng trong đánh giá, đặc biệt là tinh thần khách quan trong đánh giá cũng như minh bạch kết quả đánh giá.

Nhà trường phải quan tâm, phối hợp với các lực lượng tổ chức huy động tốt các nguồn lực hỗ trợ xây dựng hiệu quả các chế độ, chính sách khen thưởng phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)