Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 33)

9. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.3.3. Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học

- Về số lượng:

Theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập [6]. Mỗi GVTH là 23 tiết/tuần bao gồm cả GV dạy mơn văn hố cơ bản và GV dạy môn chuyên (thể dục, tin học, ngoại ngữ…). Như vậy, số lượng GVTH được xác định trên cơ sở số lớp và định mức biên chế theo quy định của nhà nước được tính theo cơng thức:

Đối với trường dạy học 2 buổi/ngày: Số GV cần có = Số lớp học x 1.5 Đối với trường dạy học 1 buổi/ngày: Số GV cần có = Số lớp học x 1.2 Hiện nay, chương trình thí điểm tiếng Anh cấp tiểu học theo Quyết định

số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2010 có quy định thời lượng giảng dạy ở các trường tiểu học là 4 tiết/tuần/lớp từ khối 3,4,5 [1]. Như vậy, bình quân cứ 6 lớp gồm: 02 lớp 3; 02 lớp 4; 02 lớp 5 cần 01 giáo viên tiếng Anh. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp, số học sinh sẽ xác định số GVTA cần cho 01 trường, 01 huyện…Trong Chương trình GDPT năm 2018, môn tiếng Anh là môn học bắt buộc đối với lớp 3,4,5 với 4 tiết/tuần; lớp 1,2 là môn học tự chọn với 2 tiết/tuần [7]. Đây là cơ sở để xác định số lượng giáo viên tiếng Anh cần bổ sung theo hằng năm nhằm đảm bảo số lượng GVTA tránh tình trạng “khơng thừa, khơng thiếu cục bộ”.

- Về cơ cấu:

Cơ cấu đội ngũ được hiểu là cấu trúc bên trong của đội ngũ, một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ góp phần tạo nên sức mạnh nguồn nhân lực. Cơ cấu đội ngũ bao gồm: cơ cấu độ tuổi, cơ cấu mơn học, cơ cấu giới tính, cơ cấu vùng miền, cơ cấu giáo viên (người Việt và người bản ngữ)... Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này chỉ đề cập 2 nội dung chủ yếu trong cơ cấu đội ngũ GVTATH đó là: cơ cấu độ tuổi, thâm niên cơng tác và cơ cấu giới tính.

(1) Cơ cấu độ tuổi: là căn cứ xác định tỷ lệ GV mới ra trường, GV đã có thâm niên công tác, GV chuẩn bị nghỉ hưu… yếu tố này là cơ sở để xây dựng kế hoạch sử dụng GV một cách hợp lý, khoa học đảm bảo sự cân đối giữa GV mới ra trường và GV đã có thâm niên cơng tác đảm bảo sự kế thừa giữa các thế hệ GV. Là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng bổ sung.

Việc phân bổ GV theo độ tuổi được xác định theo từng nhóm tuổi của GV có thể phân chia theo các nhóm tuổi sau: từ dưới 29 tuổi (từ 1-5 năm công tác); 30-39 tuổi (6-15 năm công tác); 40-49 tuổi (16-25 năm công tác); từ 50 tuổi trở lên (26-35 năm công tác trở lên).

(2) Cơ cấu giới tính: ĐNGVTA ở các trường tiểu học có đặc điểm về cơ cấu giới tính khác với ĐNGV các mơn học khác. Tỷ lệ giáo viên có giới tính nữ chiếm đại đa số trong cơ cấu đội ngũ. Là cơ sở để các nhà quản lý xác lập các biện pháp sát với thực trạng cơ cấu giới tính đảm bảo cơng việc của nhà trường. Bên cạnh đó, là cơ sở để các nhà quản lý chú ý đến điều kiện về đào tạo nâng cao, bồi dưỡng thường xuyên, thời gian học tập của GV, thời gian nghỉ dạy theo chế độ (nghỉ sinh, con ốm…) vì các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của GV.

- Về chất lượng:

Tác giả luận văn tiếp cận trên 2 khía cạnh: (i) Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; (ii) Năng lực về chuyên môn - nghiệp vụ

(i) Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng có Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo trong đó quy định GV tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. Trong tiêu chuẩn 1 có 2 tiêu chí gồm: tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo (GV thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức nhà giáo; Có tinh thần tự học, tự rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo); tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo (GV phải có tác phong, cách thức thức làm việc phù hợp với công việc của GV phổ thơng; Có ý thức rèn luyện, tạo phong cách nhà giáo mẫu mực, ảnh hưởng tốt đến HS; Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo, ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo [8]. Như vậy, để đánh giá phẩm chất GVTH nói chung và GVTATH nói riêng, phải căn cứ vào các tiêu chí trên để đánh giá phẩm chất của GV.

(ii) Năng lực chuyên môn - nghiệp vụ

* Văn bằng, chứng chỉ: Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 3321/QĐ- BGDĐT, ngày 12 tháng 8 năm 2010 về Chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học có quy định điều kiện thực hiện chương trình đối với GVTATH như sau: GV phải có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành sư phạm tiếng Anh trở lên với trình độ năng lực Ngoại ngữ đạt từ Bậc 4 trở lên (theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) tương đương ở trình độ từ B2 trở lên theo Khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) [1], [5]. Tuy nhiên, khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 thì GV phải có trình độ từ đại học trở lên [17]. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 6042/QĐ-BGDĐT, ngày 29 tháng 11 năm 2011 về ban hành chương trình tạm thời bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học, theo quy định này đối tượng bồi dưỡng là giáo viên tiếng Anh hiện đang giảng dạy tại các trường tiểu học; giáo viên tiếng Anh đang giảng dạy ở cấp học khác và có nhu cầu giảng dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học; cử nhân tiếng Anh đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và muốn trở thành giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học [3]. Như vậy, GVTA ở các trường tiểu học dù ở đối tượng nào cũng đều tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh tiểu học. Vì hiện tại, chưa có ngành đào tạo GVTA giảng dạy ở cấp tiểu học mà GVTA hiện nay đào tạo phù hợp giảng dạy ở cấp THCS, THPT, vì vậy việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh tiểu học theo Quyết định số 6042/QĐ-BGDĐT là rất cần thiết để GVTA có sự hiểu biết, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục môn tiếng Anh ở cấp tiểu học.

* Năng lực chuyên môn - nghiệp vụ: căn cứ vào công văn số 792/BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông [4]. Để đánh giá năng lực chuyên môn - nghiệp vụ của GVTA nói

chung và GVTA bậc tiểu học nói riêng được cụ thể hóa 5 lĩnh vực như sau: (1) Năng lực về mơn học và chương trình: GVTATH phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau: Đạt bậc 4/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Nắm vững những đặc tả về bậc 1, nắm vững hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để vận dụng vào việc giảng dạy cho cấp tiểu học; Hiểu và có khả năng áp dụng kiến thức về việc học tiếng Anh trong giảng dạy và tự học, tự bồi dưỡng; Hiểu biết những nét cơ bản về văn hóa của các nước nói tiếng Anh, có khả năng so sánh, đối chiếu với văn hóa Việt Nam và đưa các kiến thức văn hóa vào việc giảng dạy; Có khả năng sử dụng các tài liệu văn học, văn hóa và học thuật viết bằng tiếng Anh phù hợp với cấp tiểu học để dạy tiếng Anh; Nắm được Chương trình giáo dục phổ thơng mơn tiếng Anh ở cấp tiểu học và có khả năng sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy phù hợp với mục tiêu chương trình trong thiết kế bài giảng.

(2) Năng lực về dạy học tiếng Anh: Có khả năng tổ chức được q trình dạy học, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau để dạy bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) cho HS phù hợp với cấp tiểu học; Có khả năng thiết kế bài giảng cho từng bài học đảm bảo nội dung chương trình và phát triển bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết, giúp HS nắm vững dạng thức và chức năng ngơn ngữ; Có khả năng xây dựng mơi trường học tập tiếng Anh và tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau để tăng cường giao tiếp bằng tiếng Anh phù hợp với đặc điểm HS và điều kiện dạy học cụ thể; Hiểu và có khả năng lựa chọn các hình thức đánh giá, xây dựng các đề kiểm tra và tổ chức thực hiện việc đánh giá thường xuyên, định kì kết quả học tập và năng lực tiếng Anh của HS, biết sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy và học; Có khả năng lựa chọn và khai thác các nguồn tài liệu, học liệu phù hợp và có tác dụng bổ trợ cho việc học tiếng Anh của học sinh, điều chỉnh nội dung các học liệu có sẵn cho phù hợp với mục tiêu bài

học; Biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Anh.

(3) Năng lực về giáo dục học sinh: Hiểu được sự phát triển về nhận thức, tình cảm và cảm xúc, thái độ học tập của HS để điều chỉnh các hoạt động dạy học cho phù hợp; Hiểu biết về phát triển ngôn ngữ của học sinh theo từng giai đoạn; Vận dụng các hiểu biết về giá trị văn hoá, kinh nghiệm học tập của bản thân và HS vào quá trình giảng dạy nhằm phát huy tiềm năng và khơi dậy hứng thú học tập tiếng Anh cho HS; Thực hành tư duy sáng tạo và tư duy phê phán để tự nâng cao trình độ và áp dụng vào giảng dạy để giúp HS phát triển các kỹ năng sáng tạo và tư duy phê phán phù hợp với cấp học của mình.

(4) Giá trị và thái độ nghề nghiệp: Hiểu và truyền đạt được các giá trị của việc học tiếng Anh cho HS, thể hiện rõ tính chuyên nghiệp trong giảng dạy; Thể hiện được khả năng làm việc hợp tác, làm việc theo nhóm để thực hiện tốt hơn cơng việc của mình và nâng cao hiệu quả giảng dạy, hướng dẫn HS thực hành các kỹ năng này trong các giờ học tiếng Anh; Có khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, biết khai thác các nguồn thông tin, tài liệu, học liệu phát triển kĩ năng; Tích cực tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng; đóng góp, chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh ở trường tiểu học.

(5) Kết nối và rút kinh nghiệm về dạy học tiếng Anh: Hiểu được tầm quan trọng và biết kết nối quá trình tự học của mình với đồng nghiệp, HS lớp mình với những HS lớp khác, trường khác; Thường xuyên rút kinh nghiệm, đánh giá quá trình giảng dạy, tự học, tự bồi dưỡng để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh.

Như vậy, chất lượng GVTATH dựa trên phẩm chất và năng lực được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT; Năng lực GVTA quy định tại văn bản số 792/BGDĐT-

NGCBQLGD ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ GD&ĐT; Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT, ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 6041/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2011 của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở đó tác giả luận văn nghiên cứu, thu thập số liệu, xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng GVTATH nhằm khảo sát lấy ý kiến. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu tương ứng với thang điểm: 4, 3, 2, 1.

Như vậy, dạy và học tiếng Anh đặt ra yêu cầu đối với ĐNGVTATH phải chuẩn hoá, hiện đại hố, đảm bảo được tính chất tổng thể của một tổ chức nhà trường đó là đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ, hợp lý về cơ cấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)