Đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 81 - 83)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng An hở các trường tiểu

3.2.1. Đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiếng

* Mục đích và ý nghĩa:

Việc thực hiện biện pháp này nhằm xây dựng ĐNGVTA ở các trường tiểu học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, dự báo trước sự phát triển của ĐNGVTA cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu.

Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở tiểu học. Nếu xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA một cách khoa học, phù hợp với thực tế sẽ đảm bảo GVTA vừa có trình độ chun mơn, có phẩm chất và năng lực tốt; vừa đồng bộ, cân đối độ tuổi, thâm niên công tác đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh.

* Nội dung biện pháp:

Nội dung của biện pháp này phản ánh chức năng lập kế hoạch trong phát triển NNL. Căn cứ thực tiễn phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn, nội dung của biện pháp sẽ tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA như: đánh giá thực trạng ĐNGVTA và dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu của ĐNGVTA.

* Cách thức thực hiện:

Để xây dựng kế hoạch ĐNGVTA ở các trường tiểu học một cách khoa học, hiệu quả cần tiến hành phân tích, đánh giá ĐNGVTA và dự báo ĐNGVTA với các yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Cách thức thực hiện biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học cụ thể như sau:

yếu tố liên quan ảnh hưởng đến thực trạng ĐNGVTA; tỷ lệ đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu của ĐNGVTA.

- Dự báo về quy mô số lớp, số lượng tuyển sinh vào lớp 1, số học sinh của từng khối lớp, trên cơ sở đó dự báo tỷ lệ đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGVTA hiện tại của nhà trường.

- Trên cơ sở thực trạng và dự báo sự biến động và khả năng bổ sung đội ngũ hàng năm từ các nguồn (tuyển mới, chuyển đến…), hiệu trưởng tính tốn cụ thể số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGVTA đảm nhận được yêu cầu giảng dạy trong từng năm học và từng giai đoạn (5 năm). Từ đó, tham mưu với các lãnh đạo cấp trên tổ chức thực hiện kế hoạch và tuyển bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng GVTA theo nhu cầu;

- Xác định thời gian lộ trình thực hiện các nội dung trong kế hoạch phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học;

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân phụ trách sao cho đúng người, đúng việc và phân bổ kinh phí và các điều kiện hỗ trợ hợp lý;

- Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA trong từng năm học và từng giai đoạn của nhà trường;

- Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra định kỳ theo yêu cầu công việc so với mục tiêu để điều chỉnh kịp thời.

* Điều kiện thực hiện

Năng lực xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA của hiệu trưởng các trường tiểu học là yếu tố quyết định.

Sự thống nhất về quan điểm và phối hợp giữa các trường tiểu học với Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA.

Hệ thống thông tin điện tử nhà trường đảm bảo trong việc phổ biến đầy đủ về thông tin tuyển dụng GVTA của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)