Thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ, xây dựng môi trường thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 39 - 41)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ, xây dựng môi trường thuận

cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học phát triển

1.4.4.1. Thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ

Chế độ chính sách đãi ngộ giáo viên tiếng Anh là điều kiện để động viên khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nữa trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường [23]. Đây chính là nghệ thuật trong quản lý của nhà quản lý giáo dục.

Để thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên tiếng Anh bao gồm các nội dung:

(1) Triển khai, thực hiện đầy đủ các quy định, các chủ trương chế độ chính sách đãi ngộ của nhà nước và của nội bộ nhà trường.

(2) Đánh giá thành tích của giáo viên: giáo viên nỗ lực mang lại thành tích nhất định, thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả như mong muốn cho nhà trường cũng như cá nhân giáo viên và ghi nhận và tuyên dương nhằm động viên khích lệ cống hiến hơn nữa.

(3) Thực hiện các chính sách đào tạo, phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến cho giáo viên nhằm thu hút được giáo viên có phẩm chất năng lực, tạo niềm tin, sự gắn bó, sự tận tâm, tận lực của đội ngũ cho công việc. Hiệu quả cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở tiểu học.

1.4.4.2. Xây dựng môi trường thuận lợi cho ĐNGVTATH

Xây dựng “tập thể sư phạm nhà trường đồng thuận” là yếu tố quan trọng có ý nghĩa then chốt. “Tính đồng thuận của đội ngũ giáo viên theo nghĩa hẹp là xây dựng được tình đoàn kết của giáo viên trong tập thể sư phạm nhà trường. Song, nghĩa rộng hơn và ý nghĩa sâu sắc hơn là xây dựng ĐNGV trong nhà trường thành tổ chức biết học hỏi” [13]. Để tập trung xây dựng sự đồng thuận trong tập thể nhà trường cần xây dựng các yếu tố để đảm bảo được quan điểm trên đó là: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích

cực; Xây dựng đạo đức nhà giáo tự học và sáng tạo; Xây dựng văn hoá nhà trường; Ý thức thi đua trong nhà trường; Dân chủ, trật tự, kỷ cương trong nhà trường; Cơ hội phát triển trong từng giáo viên trong nhà trường… Các yếu tố trên là biểu hiện của văn hoá nhà trường và đó chính là môi trường để mọi giáo viên thi đua học tập và rèn luyện.

Tổ chức xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực: môi trường làm việc tích cực được coi là tiêu chí đầu tiên của sự đảm bảo đồng thuận trong nhà trường. Môi trường làm việc tích cực trước hết thể hiện ở không khí dạy và học sôi nổi, có tính chất khoa học cao, tinh thần thi đua vì sự tiến bộ và hướng đến mục tiêu chung của nhà trường (thể hiện ở tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị của nhà trường…). Mỗi thành viên trong nhà trường cảm thấy thực sự vui vẻ, hài hoà trong môi trường sư phạm thân thiện giữa các mối quan hệ: mối quan hệ giữa bạn bè đồng nghiệp, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với người học… Từ những yếu tố đó các giáo viên trong nhà trường có trách nhiệm hơn, quan tâm hơn đến tình hình hoạt động của nhà trường, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược của nhà trường và cảm nhận được vai trò của mình trong tập thể đó.

Xây dựng môi trường văn hoá nhà trường: đây cũng là tiêu chí phát triển môi trường bên trong bền vững giúp giáo viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc của mình. Văn hoá nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường và giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ và lành mạnh mà đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo. Mặt khác, văn hoá nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì sứ mệnh của nhà trường.

trường trong một huyện, các câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức các hoạt động giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các các trường… để mở rộng môi trường phát triển ĐNGVTATH.

Tạo môi trường làm việc như các điều kiện về cơ sở vật chất (phòng học ngoại ngữ, ...) và thiết bị dạy học ngoại ngữ (thiết bị nghe nhìn, bảng tương tác, đài, đầu, đĩa,..) và các tài liệu như sách, báo, tạp chí bằng tiếng Anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)