9. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội
Tây Sơn là huyện Trung du, nằm phía Tây Nam tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 42 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên 692.96 km², dân số 115.996 người (theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019). Tây Sơn có vị trí địa lý quan trọng, một địa thế thuận lợi để phát triển KT-XH, phía Bắc giáp huyện Phù Cát, phía Đông giáp thị xã An Nhơn, phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp huyện Vân Canh và một phần huyện Kong-Chro, tỉnh Gia Lai. Tây Sơn có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH, nổi bậc nhất là các điều kiện khai thác tiềm năng phát triển du lịch. Bởi đây, là địa phương vốn rất giàu truyền thống văn hoá - lịch sử, đặc biệt hơn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo.
Kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2020 chuyển dịch đúng hướng và tích cực: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 34,1%;
thương mại - dịch vụ: 46,0%; nông - lâm - thuỷ sản: 19,9% (đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020); ước tính thu nhập bình quân đầu người đạt 45,3 triệu đồng/năm. Đến thời điểm 01/7/2019, toàn huyện có 7.500 đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp thu hút 21.406 lao động. Có 8.727 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể với 20.800 lao động. Số lượng các đơn vị hoạt động trong các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng 63% lao động. Nhìn chung, KT-XH của huyện phát triển chưa thật bền vững, tỉ trọng công nghiệp còn ít, số lao động dư thừa còn nhiều, tiềm năng du lịch chưa phát huy hết khả năng.
2.2.2. Khái quát về tình hình giáo dục tiểu học và tình hình dạy học môn tiếng Anh ở tiểu học