Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 74 - 79)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng

2.5.1. Thực trạng các yếu tố chủ quan

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng trong các yếu tố chủ quan đến phát triển ĐNGVTA

Các yếu tố chủ quan ĐT ĐTB Mức độ

1. Năng lực của Chủ thể quản lý (hiệu trưởng) CBQL 3.82 4

GVTA 3.74 4

2. Năng lực của giáo viên tiếng Anh tiểu học CBQL 3.44 4

GVTA 3.56 4

3. Vai trò, năng lực của các lực lượng tác nghiệp trong quản lý nhà trường (tổ trưởng tổ chuyên môn)

CBQL 3.29 4

GVTA 3.23 3

Chung CBQL 3.52 4

GVTA 3.51 4

(Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2020)

Qua bảng 2.16 ta thấy, mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố chủ quan đến công tác phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn được đánh giá ở mức độ 4 (mức rất ảnh hưởng) trong thang đo. Yếu tố

ảnh hưởng nhất là năng lực của chủ thể quản lý (hiệu trưởng). Bên cạnh đó, các yếu tố năng lực của GVTA và vai trò, năng lực của các lực lượng tác nghiệp trong quản lý nhà trường (tổ trưởng tổ chuyên môn) cũng ảnh hưởng ở mức cao trong thang đo. Như vậy, yếu tố về năng lực chủ thể quản lý (hiệu trưởng) được đánh giá ảnh hưởng ở mức cao nhất trong quá trình phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn.

2.5.2. Thực trạng các yếu tố khách quan

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng trong các yếu tố khách quan đến phát triển ĐNGVTA

Các yếu tố khách quan ĐT ĐTB Mức độ

1. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước về công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học

CBQL 3.62 4

GVTA 3.44 4

2. Các chủ trương của ngành GD&ĐT về tổ chức dạy học ngoại ngữ theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”

CBQL 3.71 4

GVTA 3.41 4

3. Triển khai thực hiện và xây dựng các chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối giáo viên

CBQL 3.79 4

GVTA 3.59 4

4. Môi trường sư phạm nhà trường CBQL 3.59 4

GVTA 3.28 4

Chung CBQL 3.68 4

GVTA 3.43 4

(Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2020)

Qua bảng 2.17 ta thấy, mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan đến công tác phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn được CBQL và GVTA đánh giá ở mức độ 4 (mức rất ảnh hưởng) trong thang đo. Trong đó, các yếu tố như: các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học; Các chủ trương của Ngành GD&ĐT về tổ chức dạy học ngoại ngữ theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”; Triển

khai thực hiện và xây dựng các chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối giáo viên; Môi trường sư phạm nhà trường được CBQL và GVTA đánh giá mức độ 4 (mức rất ảnh hưởng) trong thang đo. Vì vậy, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn cần quan tâm đến các yếu tố khách quan trên để GVTA có động lực thực hiện nhiệm vụ tốt hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng mơn tiếng Anh nói riêng.

Qua trao đổi với 04 CBQL, 04 GVTA ở trường tiểu học. Câu hỏi đặt ra như sau: “Thầy/cơ cho biết ý kiến của mình về các yếu tố ảnh hưởng đến cơng

tác phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn hiện nay?” Qua thăm dò cho thấy 100% CBQL và GVTA cho rằng yếu tố

năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng và môi trường làm việc trong nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

2.6.1. Ưu điểm

Hầu hết CBQL và GVTA nhận thức về tầm quan trọng đối với công tác phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn là rất quan trọng.

Công tác tuyển dụng và sử dụng GVTA trên địa bàn huyện thực hiện đúng thủ tục và theo quy trình.

Việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ cho GVTA được các trường tiểu học trong huyện đảm bảo quyền lợi cho GV nhằm động viên, khuyến khích GV thực hiện tốt nhiệm vụ hơn nữa.

2.6.2. Hạn chế

Việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA ở các trường tiểu học, đa số các trường chưa đánh giá đúng thực trạng về ĐNGVTA và chưa dự báo

chính xác nhu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng của giáo viên tiếng Anh tiểu học.

Công tác tuyển dụng GVTA ở các trường tiểu học chưa đảm bảo các yêu cầu của các nhà trường đối với người dự tuyển môn tiếng Anh theo yêu cầu về chun mơn đào tạo đó là chuyên ngành sư phạm tiếng Anh. Tình trạng thừa, thiếu GVTA cục bộ từng trường còn quá nhiều. Việc sử dụng GVTA, các trường tiểu học chưa bố trí, sắp xếp GVTA phù hợp với năng lực, sở trường, giới tính, điều kiện công tác của từng GVTA.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTA, phần lớn các trường chưa quan tâm đến việc chọn cử GVTA tham gia bồi dưỡng những yêu cầu về năng lực của GVTA tiểu học (nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh tiểu học); Chưa tập trung bồi dưỡng việc xây dựng môi trường học tập đối với môn tiếng Anh trong nhà trường.

Việc tạo môi trường thuận lợi để GV và học sinh có mơi trường học tập đảm bảo theo yêu cầu môn học chưa được nhà trường quan tâm thực hiện như: chưa quan tâm đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ngoại ngữ; hạn chế rất nhiều về sự hợp tác với các trung tâm, các tổ chức đào tạo để mở rộng giao lưu, học tập cho GV.

Hệ thống các tiêu chí đánh giá GVTA ở các trường tiểu học chưa phản ánh đúng thực trạng.

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Năng lực của các trường tiểu học trong việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA còn yếu kém; chưa bám sát nhu cầu của sự phát triển KT-XH của địa phương và yêu cầu đặc thù của mơn học, chưa có cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA của các trường tiểu học.

Nguồn dự tuyển môn tiếng Anh được đào tạo sư phạm tiếng Anh cịn ít. Số lượng GVTA chuyển công tác đến huyện hoặc tỉnh khác nhiều. Chưa theo lộ trình thực hiện tuyển dụng GVTA.

Nhận thức về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh tiểu học cho ĐNGVTA ở các trường tiểu học chưa ở mức cao; Lộ trình thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh trên địa bàn huyện còn chậm; Điều kiện hỗ trợ cho việc bồi dưỡng GVTA chưa đảm bảo như: nhân lực, tài lực vật lực…

Do thiếu nguồn tài chính, chưa có sự phân cấp cho nhà trường quyết định việc đầu tư ở hạng mục lớn; việc phân bổ nguồn tài chính tự chủ của nhà trường còn yếu. Trên địa bàn huyện, số lượng các trung tâm, các tổ chức đào tạo về tiếng Anh cịn rất ít.

Các trường tiểu học chưa thiết lập hệ thống các tiêu chí đánh giá đặc thù đối với GVTA tại nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Tác giả luận văn luận đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng cho thấy công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường tiểu học đã có một số ưu điểm. Tuy nhiên, còn một số hạn chế nhất định trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường tiểu học như:

- Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTA. - Công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGVTA - Công tác bồi dưỡng ĐNGVTA

- Việc tạo môi trường thuận lợi để GVTA phát triển

- Hệ thống các tiêu chí đánh giá GVTA ở các trường tiểu học.

Đây là cơ sở thực tiễn để giúp tác giả luận văn đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)