Cơ cấu đội ngũ giáo viên tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 56)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng An hở các trường tiểu học trên địa

2.3.3. Cơ cấu đội ngũ giáo viên tiếng Anh

2.3.3.1. Cơ cấu độ tuổi, thâm niên công tác

Kết quả thống kê thực trạng về độ tuổi của GVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn từ bảng 3 phụ lục 1 và được thể hiện qua biểu đồ 2.2 như sau: 30 67,5 2,5 0 Độ tuổi Từ dưới 29 tuổi (30,0%) Từ 30 đến 39 tuổi (67,5%) Từ 40 đến 49 tuổi (2,5%) Từ 50 tuổi trở lên (0%)

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ độ tuổi của giáo viên tiếng Anh tiểu học năm học 2019-2020

Qua bảng 3 phụ lục 1 ta thấy, độ tuổi của ĐNGVTA tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện phân bố giữa các độ tuổi chưa đồng đều. GVTA không có trong độ tuổi từ 50 tuổi trở lên cùng với đó khơng có GVTA cơng tác từ 26 năm trở lên, như vậy khơng có số GVTA trong độ tuổi sẽ nghỉ hưu trong thời gian tới, độ tuổi từ 40 đến 49 tuổi GVTA ở độ tuổi này thường công tác từ 16- 25 năm công tác, đây được xem là lực lượng GV có kinh nghiệm cả về trình độ chun mơn - nghiệp vụ tốt thường là đội ngũ cốt cán trong thực hiện nhiệm vụ dạy học môn tiếng Anh nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp 2,5%, độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi đây là lực lượng có thời gian công tác từ 6-15 năm, là đội ngũ khỏe, nhiệt tình, linh hoạt là những nhân tố làm nòng cốt, cần thiết cho nhà trường chiếm tỷ lệ cao 67,5%, độ tuổi từ dưới 29 tuổi đây là lực lượng có thời

gian vừa bước vào nghề khoảng 1-5 năm công tác cần học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn để trở thành GV cốt cán cho sau này chiếm tỷ lệ 30,0%. Như vậy, ĐNGVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn là lực lượng trẻ hóa rất thuận lợi trong hoạt động dạy - học tiếng Anh vì sức trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm, sáng tạo, linh hoạt, đặc biệt hơn đây là đội ngũ tốt trong thực hiện Chương trình GDPT mới sắp tới.

2.3.3.2. Cơ cấu về giới tính.

Kết quả thống kê thực trạng về giới tính của GVTA ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn từ bảng 3 phụ lục 1 và được thể hiện qua biểu đồ 2.3 như sau: 95 5 Giới tính Nữ (95,0%) Nam (5,0%)

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ giới tính của giáo viên tiếng Anh tiểu học năm học 2019-2020

Qua biểu đồ 2.3 cho thấy, tỷ lệ GVTA là nữ cao hơn đạt 95,0% và tỷ lệ GVTA là nam giới là 5,0%. Sự phân bố giới tính giữa nam và nữ là không đồng đều, nữ giới đang có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Đa phần ĐNGVTA đã phát huy được trình độ chun mơn, tinh thần trách nhiệm, năng động trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học. Tuy nhiên, với tỷ lệ GVTA là nữ cao, phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường nhất là tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ, cơng tác xã hội. Hơn nữa, đa phần nữ giới cũng có những khó khăn nhất định đó là GV nữ thì sẽ tốn nhiều thời

gian cho gia đình như: con nhỏ, nghỉ thai sản, khó đảm bảo giờ giấc tuyệt đối trong giảng dạy và hoạt động giáo dục, trong khi đó đặc thù bộ mơn tiếng Anh yêu cầu phải luyện tập, giao tiếp thường xuyên để tạo nên những kỹ năng cần thiết. Như vậy, tỷ lệ GVTA là nữ cao sẽ ảnh hưởng đến công tác giáo dục của mỗi GV và của cả nhà trường dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học tiếng Anh tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)