Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 75 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư

nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, chúng tôi dựa vào các nguyên tắc sau đây:

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và phát triển

Trong một trường học, ĐNGV đóng vai trị quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng giáo dục của trường học đó. Sự phát triển của chất lượng ĐNGV luôn song hành với sự phát triển của nhà trường nói riêng và của nền giáo dục quốc dân nói chung. GVMN và trường mầm non cũng khơng nằm ngồi quy luật phát triển đó. Đáp ứng mục tiêu của GDMN, việc xây dựng và bồi dưỡng NVSP là yêu cầu cấp bách của các trường mầm non.

Nguyên tắc này còn xuất phát từ việc quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên thông qua các khâu quan trọng như: Lập kế hoạch; tổ chức hoạt động; chỉ đạo công tác bồi dưỡng; kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi đợt bồi dưỡng. Sự đồng bộ trong các biện pháp trên kết hợp với việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, sự phối hợp với các nhà QLGD thực sự hiệu quả thì chất lượng bồi dưỡng NVSP cho GVMN của HT nhà trường sẽ được nâng cao.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính thực tiễn

Giáo dục là sự truyền thụ từ thế hệ nay sang thế hệ khác thơng qua giảng dạy, vì vậy kế thừa là bản tính cuả giáo dục, khơng có kế thừa khơng có giáo dục. Phát triển giáo dục = Kế thừa + ổn định + đổi mới. Các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính kế thừa những biện pháp truyền thống đã có, được tổng kết từ thực tiễn hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN. Phát huy thế mạnh và khắc phục những tồn tại nhằm quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng.

63

Thực tiễn là nơi để kiểm nghiệm các kết quả của hoạt động nhận thức và là nơi để vận dụng các kết quả đó để cải tạo thực tiễn. Việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN phải phù hợp với thực tiễn của nhà trường và có khả năng vận dụng cao vào thực tiễn.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết và tính khả thi

Tăng cường quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Do vậy các biện pháp đề xuất là những biện pháp cần thiết, giúp GVMN nâng cao hiểu biết về nghề, phát triển năng lực, thúc đẩy chất lượng CS&GD trẻ trong các nhà trường mầm non. Các biện pháp đó phải thực hiện ngay và có tác dụng tốt và đem lại hiệu quả cao.

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế của địa phương và các trường mầm non. Đồng thời, các biện pháp này phải mang tính khả thi, có thể vận dụng được vào thực tế góp phần cải thiện thực tiễn, khắc phục hạn chế trong công tác quản lý bồi dưỡng NVSP cho GVMN của HT.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và tồn diện

Các biện pháp đề xuất phải gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN dựa trên cơ sở chung là tạo hiệu quả của hoạt động, do đó nó phải mang tính đồng bộ và tồn diện.

Các vấn đề liên quan đến hoạt động bồi dưỡng như lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình, điều kiện cơ sở vật chất - trang thiết bị, năng lực chỉ đạo, tổ chức của CBQL, hình thành đội ngũ báo cáo viên, sự ủng hộ của giáo viên,… đều được đề cập.

3.2.5. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục mầm non

GDMN là giáo dục tiền học đường, là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, CS&GD trẻ từ 3

64

tháng tuổi đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Vì vậy, cần quán triệt sâu sắc mục tiêu này trong việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)