8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp
dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của công tác quản lý, nhưng là mắt xích quan trọng của q trình này, nó khơng những giúp cho nhà quản lý biết ưu điểm của công tác quản lý mà còn là căn cứ để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo… Để cho kết quả của quá trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN ngày càng tốt hơn, thì việc kiểm tra, đánh giá là hết sức quan trọng. Kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Qua kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN sẽ kịp thời điều chỉnh một số hạn chế, sai sót đối với hoạt động này; từ đó có biện pháp tổ chức, chỉ đạo cụ thể, giúp điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng.
Tìm hiểu thực trạng quản lý cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN thành phố Quy Nhơn, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 53 CBQL và 150 GVMN với nội dung: “Đánh giá của thầy/cô về quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non”. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.9:
Kết quả Bảng 2.9 cho thấy, ý kiến đánh giá chung về mức độ thực hiện các tiêu chí đưa ra là khá với chung = 3,03. Các tiêu chí đưa ra được đánh giá dao động trong khoảng: 2,94 < < 3,10. Xếp thứ 1 là nội dung 5: “Có chính sách khuyến khích giáo viên tham gia đạt kết quả tốt ở các buổi/đợt bồi dưỡng NVSP cho GVMN”, với = 3,10; còn nội dung 4: “Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng NVSP cho GVMN” có nhiều ý kiến đánh giá thấp nhất với = 2,94, xếp thứ 5. Vì vậy, trong quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN, việc tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm là cần thiết, nên được thực hiện thường xuyên.
X
X
X
49
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn
TT Nội dung Mức độ Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL %
1 Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh
giá hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN 68 33,50 79 38,92 56 27,59 00 0,00 3,06 3
2 Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt bồi
dưỡng NVSP cho GVMN 71 34,98 80 39,41 52 25,62 00 0,00 3,09 2
3 Tổ chức đội ngũ kiểm tra, đánh giá kết quả
hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN 67 33,00 65 32,02 71 34,98 00 0,00 2,98 4
4 Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm sau bồi
dưỡng NVSP cho GVMN 58 28,57 74 36,45 71 34,98 00 0,00 2,94 5
5
Có chính sách khuyến khích giáo viên tham gia đạt kết quả tốt trong bồi dưỡng NVSP cho GVMN
73 35,96 77 37,93 53 26,11 00 0,00 3,10 1
chung 3,03
X
50
2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tơi tiến hành khảo sát ý kiến của 53 CBQL và 150 GVMN với nội dung: “Đánh giá của thầy/cô về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non”. Kết quả thu được ở Bảng 2.10:
Kết quả Bảng 2.10 cho thấy, đa số các yếu tố trên đều nhận được ý kiến đánh giá có ảnh hưởng lớn và khá lớn đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN. Trong đó, yếu tố 2: “Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN” được đặt lên hàng đầu, với = 3,64. Bởi vì, khi có được nhận thức đúng đắn thì hoạt động bồi dưỡng sẽ đạt được kết quả tốt. Còn yếu tố 9: “Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng NVSP cho GVMN” cũng được đánh giá là yếu tố then chốt, với = 3,63, xếp thứ bậc 2 trong 9 yếu tố có ảnh hưởng.
Xếp thứ bậc cuối cùng trong các yếu tố yếu tố 7: “Việc đổi mới trong công tác quản lý, điều hành của chủ thể quản lý đối với hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN”, với = 3,56. Điều này cho thấy, nếu chủ thể quản lý của nhà trường nào năng lực yếu, thì việc xây dựng kế hoạch cũng lúng túng, quá trình xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng thường không khoa học, chưa bám sát nhu cầu thực tế và thời gian dành cho hoạt động chuyên mơn cịn chưa hợp lý, kịp thời. Trong các nhà trường ĐNGV giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động CS&GD trẻ; vì vậy họ phải thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Chỉ khi nào ĐNGV có đầy đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chun mơn thì chất lượng CS&GD trẻ mới đạt hiệu quả cao.
X
X
51
Bảng 2.10: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn
TT Các yếu tố Mức độ cần thiết Thứ bậc
Rất lớn Lớn Khá lớn Không lớn
SL % SL % SL % SL %
1 Văn bản chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng
NVSP cho GVMN 123 60,59 80 39,41 00 0,00 00 0,00 3,61 4
2
Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN
129 63,55 74 36,45 00 0,00 00 0,00 3,64 1 3 Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi
dưỡng NVSP cho GVMN 119 58,62 84 41,38 00 0,00 00 0,00 3,59 6
4 Công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng
NVSP của cán bộ quản lý tại các trường mầm non 117 57,64 86 42,36 00 0,00 00 0,00 3,58 7
5 Cơng tác xã hội hóa 115 56,65 88 43,35 00 0,00 00 0,00 3,57 8
6 Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng
NVSP cho GVMN 122 60,10 81 39,90 00 0,00 00 0,00 3,60 5
7
Việc đổi mới trong công tác quản lý, điều hành của chủ thể quản lý đối với hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN
113 55,67 90 44,33 00 0,00 00 0,00 3,56 9 8 Kỹ năng động viên của cán bộ quản lý hổ trợ cho
hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN 125 61,58 78 38,42 00 0,00 00 0,00 3,62 3 9 Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng được bồi dưỡng
NVSP cho GVMN 127 62,56 76 37,44 00 0,00 00 0,00 3,63 2
chung 3,60
X
52
GDMN nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng về chế độ, chính sách cho loại hình giáo dục này chưa tạo ra động lực để giáo viên tự rèn luyện về phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn. Hiện nay, các điều kiện học tập, làm việc cũng như các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm, khen thưởng và các quyền lợi khác của GVMN cịn nhiều bất cập. Do đời sống khó khăn, tính chất cơng việc phức tạp, thu nhập thấp, cho nên một bộ phận GVMN chưa gắn bó với nghề, thậm chí bỏ nghề, khiến cho đội ngũ của họ khơng ổn định và thường xun thiếu. Thực tiễn địi hỏi các cấp chính quyền cũng như ngành GD&ĐT cần có những cơ chế, chính sách cũng như cách làm phù hợp để bảo đảm nâng cao đời sống, tạo điều kiện tốt nhất để GVMN yên tâm gắn bó với nghề, thực hiện tốt cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc người CBQL có những kỹ năng động viên tinh thần học tập nâng cao trình độ hiểu biết về NVSP được đánh giá xếp trong tốp đầu (thứ 3) của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bồi dưỡng NVSP cho GVMN, với = 3,62.
Ở trường mầm non, ĐNGV quyết định đến chất lượng CS&GD trẻ. Họ là những người làm việc trực tiếp và thường xuyên với trẻ và phụ huynh. Có được mơi trường làm việc tốt, giáo viên ổn định tâm lý mới đáp ứng công việc và được phụ huynh học sinh yên tâm, tin tưởng. Vì vậy, các nhà trường cần quan tâm đến mơi trường cho GVMN đó là mơi trường văn hóa tinh thần và tình cảm. Trong đó tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ hợp tác tích cực, hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa giáo viên và phụ huynh cần được các nhà trường quan tâm hơn.
Điều kiện cơ sở vật chất cũng đóng một vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN. Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nhà trường bao gồm: Hệ thống phòng học phù hợp, đảm bảo diện tính với số trẻ quy định (1,2m2/trẻ) hệ thống thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy tính, máy chiếu, đồ dùng, đồ chơi,... phục vụ hoạt động CS&GD trẻ
53
được trang bị hiện đại, đồng bộ sẽ là động lực thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực lấy trẻ làm trung tâm, kích thích sự sáng tạo của trẻ.
Thời gian và công việc giáo dục áp lực, chiếm hết quỹ thời gian hàng ngày của mỗi GVMN, vì vậy làm hạn chế việc tự học, cập nhật những thông tin mới về khoa học giáo dục. Đời sống của GVMN cịn gặp nhiều khó khăn. Qua trao đổi, trị chuyện trực tiếp một số giáo viên cho thấy, đa số cho rằng yếu tố “con người”, bao gồm: cái “tâm” và cái “tầm” của người CBQL và chủ thể thực hiện trực tiếp là yếu tố quan trọng góp phần cho HT chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN đạt hiệu quả; còn nội dung, phương pháp, điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ rất cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý, để có thể khắc phục được cần có chính sách, biện pháp quản lý hữu hiệu hơn.