8. Cấu trúc của luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GVMN của các trường chưa thực hiện theo đúng quy trình, khoa học; chưa tiến hành khảo sát, thống kê tình hình đội ngũ; nhu cầu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các đối tượng; chưa có kế hoạch dài hạn, gắn với từng đối tượng... Một số cơ sở GDMN xem nhẹ hoạt động bồi dưỡng NVSP cho ĐNGV; tổ chức bồi dưỡng mang tính đối phó, bị động; chưa quan tâm đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nói chung, GVMN nói riêng hiện nay của ngành giáo dục thành phố còn mang tính cảm quan, đại trà, hình thức, nội dung chưa bám sát thực tế, phương pháp chưa phù hợp, chưa đủ điều kiện phương tiện đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng, chưa có những biện pháp hữu hiệu. Vì vậy chất lượng bồi dưỡng chưa cao.
- Khi tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa đi sâu vào các vấn đề mà giáo viên cần hoặc chưa chia từng nhóm nhỏ để có nội dung bồi dưỡng phù hợp. Ở các lớp bồi dưỡng chưa khai thác hết được các mặt mạnh của giáo viên; các chủ thể bồi dưỡng NVSP cho GVMN còn mang tính chất một chiều. Các nhà trường chưa xây dựng được đề án bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên lâu dài, kế hoạch bồi dưỡng thường ngắn hạn do đó không sát với thực tế và nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên.
- Giáo viên chưa có tinh thần tự học tự rèn để nâng cao trình độ, nhà trường chưa có ý thức xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh, phần lớn còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào chất lượng. Số giáo viên mới ra trường, có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng kinh nghiệm CS&GD trẻ còn hạn chế. Hoạt động NVSP cho giáo viên trong các trường mầm non chưa phát huy hết vai trò của CBQL như PHT, các tổ trưởng chuyên môn,...
57
thức nên hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức rút kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn thiếu tính hệ thống, khoa học, việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, vì thế tác dụng bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ còn bị hạn chế. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NVSP ở các nhà trường chưa thực hiện đầy đủ, dẫn đến giáo viên chưa tự giác khi thực hiện kế hoạch.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Kết quả nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên các trường mầm non thành phố Quy Nhơn làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận của chương 1. Thông qua khảo sát 203 ý kiến của CBQL và GVMN về quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN các trường công lập thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy, hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN được các ngành các cấp quan tâm, từ trung ương đến địa phương và đã triển khai thực hiện công tác này trong nhiều năm qua. Kết quả bồi dưỡng NVSP thu hút được những thành quả đáng kể, đại bộ phận GVMN có trách nhiệm trong công việc, luôn có ý thức học hỏi để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của GDMN trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, việc tổ chức bồi dưỡng còn mang tính đại trà, hình thức, nội dung chưa bám sát thực tế, phương pháp còn chưa phù hợp, chưa đủ điều kiện phương tiện để đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng, chưa có những biện pháp hữu hiệu, chất lượng bồi dưỡng chưa cao.
Đó là căn cứ thực tiễn để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên các trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng GDMN của địa phương trong những năm tiếp theo.
58
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH