8. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và
Đảng và Nhà nước
Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta nhận thức rõ vai trò quan trọng của GD&ĐT đối với xây dựng và phát triển đất nước. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) đã xác định 6 định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một là, giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa của GD&ĐT, tạo ra những
lớp người vừa hồng, vừa chuyên để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Hai là, phải thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. GD&ĐT là
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; giáo dục được coi là quan trọng hàng đầu trong kế hoạch phát triển
59
của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương.
Ba là, GD&ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Trong điều kiện hiện nay cần nhấn mạnh quan điểm toàn dân học tập, toàn dân chăm lo cho giáo dục, toàn dân làm giáo dục, xây dựng xã hội học tập.
Bốn là, phát triển GD&ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
GD&ĐT phải gắn cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ, cơ cấu vùng miền trong quá trình phát triển.
Năm là, thực hiện công bằng xã hội trong GD&ĐT, tạo điều kiện để ai
cũng được học hành.
Sáu là, đa dạng hoá các loại hình giáo dục, trong đó các trường công
lập giữ vai trò nòng cốt, phát triển các trường dân lập, tư thục; mở rộng các hình thức đào tạo đi đôi với quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng.