8. Cấu trúc của luận văn
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
3.5.4. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề
biện pháp đề xuất
Nhằm thấy rõ hơn mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi thiết lập Bảng 3.3:
Bảng 3.3: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN
TT Biện pháp Múc độ cấp thiết Mức độ khả thi
X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Biện pháp 1 3,61 4 3,64 2 2 Biện pháp 2 3,58 7 3,58 8 3 Biện pháp 3 3,59 6 3,62 4 4 Biện pháp 4 3,57 8 3,59 7 5 Biện pháp 5 3,60 5 3,61 5 6 Biện pháp 6 3,64 1 3,65 1 7 Biện pháp 7 3,62 3 3,63 3 8 Biện pháp 8 3,63 2 3,60 6 X X
87
Qua Bảng 3.3 cho thấy, tất cả các biện pháp đều có sự đồng nhất về thứ bậc, chỉ có chênh nhau tỉ số về điểm trung bình của một số biện pháp. Điều này chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất được nhiều ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đồng tình ờ mức độ cao và có sự thống nhất.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; dựa trên định hướng và các nguyên tắc cần tuân thủ, chúng tôi đề xuất 8 biện pháp quản lý hoạt động này. Đó là: Nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN; Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GVMN; Đổi mới quản lý xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng NVSP cho GVMN đáp ứng nhu cầu người học; Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN; Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng nguồn học liệu phục vụ công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN; Tăng cường quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN; Phát huy vai trò của HT để triển khai hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN; Huy động nguồn lực xã hội phục vụ hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN. Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo nghiệm tính cấp cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, thu được ý kiến đánh giá đồng tình của CBQL và giáo viên ở mức độ cao.
Những biện pháp trên cần được sử dụng một cách đồng bộ vì chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu đạt được cũng mới chỉ là bước đầu, cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự phối hợp hưởng ứng tích cực, tự giác cuả CBQL và ĐNGV các trường mầm non cùng phụ huynh học sinh và các cơ quan đồn thể có liên quan.
88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ