Đổi mới quản lý xây dựng nội dung chương trình hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 83 - 85)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho

3.3.3. Đổi mới quản lý xây dựng nội dung chương trình hoạt động bồi dưỡng

bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non

1, Mục đích

Đổi mới quản lý xây dựng chương trình hoạt động bồi dưỡng nhằm xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, đáp ứng nhu cầu người học và sự đổi mới của GDMN. Từ đó khắc phục tình trạng bồi dưỡng dàn trải, thiếu trọng tâm, mang tính hình thức và chưa đáp ứng nhu cầu của giáo viên mong đợi. Đổi mới chương trình hoạt động bồi dưỡng NVSP là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong các trường mầm non.

2, Nội dung

Các nhà trường cần căn cứ vào chương trình bồi dưỡng của cấp trên, trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL, nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên để xác định chương trình hoạt động bồi dưỡng NVSP phù hợp, gắn liền với tình hình thực tiễn của GDMN trên địa bàn và điều kiện thực tế của trường mình.

71

nâng cao kiến thức về nghiệp vụ của GVMN, đặc biệt là những kiến thức mới như nuôi dạy con theo các phương pháp khoa học; ứng dụng các giáo trình mới của nước ngồi như chương trình giáo dục Steam của Mỹ; các chương trình liên kết với các trường quốc tế, giáo dục kỹ năng sống đơn giản cho trẻ bằng các hình thức trị chơi, các tình huống thực tế cuộc sống xảy ra; với xã hội hiện nay việc phát hiện sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cũng được xã hội và phụ huynh giáo viên cùng quan tâm.

Có kế hoạch bồi dưỡng việc ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục cho trẻ, thiết kế các bài giảng Eleaning, các trò chơi đòi hỏi ở đứa trẻ sự sáng tạo hứng thú trong hoạt động học và chơi; hướng dẫn trẻ cách làm các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc vui chơi và học tập cho trẻ tại nhóm lớp của mình.

3, Cách thức tiến hành

Thu thập và tổng hợp kết quả các phiếu điều tra về nội dung khảo sát. xem xét kỹ năng nào nhà trường cần bồi dưỡng. HT xây dựng chương trình bồi dưỡng trên cơ sở căn cứ vào hướng dẫn chuyên môn của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT và thực trạng của nhà trường. Chương trình xây dựng chi tiết, nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm và người thực hiện.

Có kế hoạch mời chuyên gia, chuyên viên tại các cơ sở giáo dục, CBQL có kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng trực tiếp cho GVMN. Tổ chức bồi dưỡng NVSP theo các chuyên đề trọng tâm, áp dụng hình thức kiến tập kết hợp với bồi dưỡng lý thuyết, tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng những kiến thức sẵn có vào thực tiễn một cách linh hoạt và đạt hiệu quả tốt.

Bồi dưỡng việc ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục cho trẻ. Nâng cao rèn luyện kỹ năng quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ; kỹ năng phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ. Bồi dưỡng những kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ,

72

đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn; gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với các đối tượng.

Tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá điều chỉnh chương trình bồi dưỡng cho phù hợp. Lập bảng báo cáo và những kiến nghị yêu cầu về bồi dưỡng nâng cao tự chủ nghề nghiệp cho GVMN với Phòng GD&ĐT về việc bồi dưỡng giáo viên định kỳ hàng năm.

4, Điều kiện thực hiện

Căn cứ vào trình độ đào tạo, nhu cầu học học tập và mong muốn nâng cao năng lực tự chủ nghề nghiệp của giáo viên đề ra nội dung chương trình bồi dưỡng cho phù hợp. Đảm bảo tính liên tục, hệ thống và trách nhiệm nâng cao năng lực trình độ NVSP cho giáo viên thơng qua các nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng.

CBQL trường mầm non phải nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, thông qua các thông tư, chỉ thị, nghị quyết. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao NVSP cho GVMN tại cơ sở giáo dục của mình. Cách thực hiện phải cụ thể, sát với tình hình của đơn vị.

Có chế độ đãi ngộ với việc giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao NVSP của mình tại các thời điểm khác nhau. Mỗi giáo viên phải coi đó là nhu cầu và có sự tự giác để hoạt động bồi dưỡng nâng cao NVSP cho mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)