Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho

3.3.2. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho

sư phạm cho giáo viên mầm non

1, Mục đích

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NVSP xuất phát từ nhu cầu của giáo viên và định hướng phát triển của nhà trường. Kế hoạch cần có lộ trình thích hợp giúp người tham gia chủ động trong các hoạt động bồi dưỡng. HT nhà trường mầm non cần dự kiến mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt; tiến độ thời gian; nội dung cơng việc và có các phương án xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho giáo viên một cách khoa học, hợp lý. Đây là công việc quan trọng của người HT nhằm thực hiện được các mục tiêu bồi dưỡng trong nhà trường.

68 2, Nội dung

Xây dựng mục tiêu bồi dưỡng NVSP cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, dựa trên cơ sở nhiệm vụ năm học, nhu cầu của giáo viên và tình hình thực tế của nhà trường.

Kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GVMN trong nhà trường cần được thực hiện mang tính thiết thực, hiệu quả, xác định rõ mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng, thời gian và biện pháp thực hiện.

Kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GVMN trong nhà trường được thảo luận dân chủ, bàn bạc, thống nhất trong tập thể lãnh đạo và cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

3, Cách thức tiến hành

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo về nội dung bồi dưỡng NVSP cho GVMN của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT; các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học có liên quan, dựa trên đặc điểm tình hình của nhà trường để xây dựng bản dự thảo kế hoạch tổng thể và phổ biến trong CBQL và giáo viên nhà trường để lấy ý kiến đóng góp. Đặc biệt là quan tâm đến nội dung bồi dưỡng NVSP có phù hợp với nhu cầu của GVMN hay khơng.

Các tổ chuyên môn trong nhà trường, các lớp, cá nhân mỗi giáo viên căn cứ vào kế hoạch tổng thể và nhiệm vụ được phân công để tự xây dựng kế hoạch chi tiết theo bộ phận mình được phân cơng nhiệm vụ.

Nhà trường tổ chức khảo sát năng lực, phân tích thực trạng ĐNGV, tìm hiểu nhu cầu cần bồi dưỡng của họ bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Phân tích định hướng và yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới; từ đó đưa ra những yêu cầu cần đạt về NVSP đối với GVMN. Dựa vào phiếu điều tra trình độ và nhu cầu bồi dưỡng hằng năm của họ để có kết quả nhu cầu bồi dưỡng thực tế của ĐNGV trong nhà trường.

69

cập nhật thông tin về đổi mới GDMN (chương trình GDMN, cách đánh giá trẻ cuối các giai đoạn ở các độ tuổi), giáo viên phải dựa vào các kết quả cần đạt để xây dựng được mục tiêu giáo dục của các độ tuổi.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GVMN bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của các nội dung cần bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng toàn diện phải được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT xây dựng trong từng giai đoạn (3 năm; 5 năm; 10 năm).

Kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GVMN phải được tập thể thông qua để giáo viên có sự nhận thức của từng cá nhân trong việc sắp xếp phân loại về trình độ của từng người. Từ đó có những phân loại kịp thời theo các nội dung cách thức và hình thức khác nhau khi tổ chức bồi dưỡng.

Hồn chỉnh kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GVMN sau khi có ý kiến đóng góp của cấp trên. Triển khai kế hoạch theo các nội dung và đúng tiến độ đã xây dựng. Gắn việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GVMN với kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của từng năm học đối với mỗi giáo viên.

4, Điều kiện thực hiện

Việc bồi dưỡng NVSP cho GVMN cần được xuất phát từ chính nhu cầu của giáo viên, nhu cầu thực tế của từng nhà trường. Điều đó đòi hỏi CBQL của các cơ sở GDMN phải chủ động đề ra kế hoạch, xây dựng nội dung hoạt động bồi dưỡng, tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng. Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả công tác đề ra.

Các nhà trường phải nhận thức được mục tiêu yêu cầu của kế hoạch bồi dưỡng NVSP của đơn vị mình. Dựa trên nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn để xây dựng quy hoạch tổng thể cho hoạt động bồi dưỡng ĐNGV và CBQL, trong đó có hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN. Trong quá trình xây dựng mục tiêu phải quan tâm đến tính chiến

70

lược và tính linh động về quy mơ, hình thức và đối tượng tham gia. Đặc biệt, cần chú trọng đề cao vai trò tự bồi dưỡng của GVMN.

Các bộ phận liên quan phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người lập kế hoạch. Nhà trường, Phòng GD&ĐT tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ NVSP, đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin mới về khoa học giáo dục trẻ mầm non.

Các cơ sở quản lý và cơ sở bồi dưỡng sắp xếp, bố trí thời gian, thời điểm phù hợp như bồi dưỡng theo chu kỳ và bồi dưỡng chuyên đề vào các thời điểm học sinh mầm non nghỉ hè, tạo điều kiện để tất cả giáo viên được học tập, tham gia bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)