Nghiệp vụ, nghiệp vụ sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đề tài

1.2.4. Nghiệp vụ, nghiệp vụ sư phạm

1, Nghiệp vụ là khái niệm dùng để chỉ kỹ năng, phương pháp thực hiện

công việc chuyên môn của một nghề, một vị trí nào đó nhằm hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nghiệp vụ còn là các kỹ năng, kỹ xảo, các tri thức về lý thuyết và thực hành mà con người tiếp thu được qua đào tạo để có khả năng

15

thực hiện một loại công việc trong phạm vi một ngành nghề nhất định theo sự phân cơng của xã hội lồi người.

2, Nghiệp vụ sư phạm chính là cơng việc thuộc chuyên môn riêng của

nghề dạy học. Tác giả N.V. Lê-vi-tốp cho rằng, muốn xác định đúng đắn phương pháp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên phải căn cứ vào: Năng lực chuẩn đoán; Năng lực đáp ứng; Năng lực đánh giá; Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác, nhất là với học sinh; Năng lực triển khai chương trình dạy học và giáo dục; Năng lực kết hợp các lực lượng xã hội vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục [28].

Theo chúng tơi, NVSP chính là khả năng lao động sư phạm của người giáo viên tạo ra sản phẩm đặc biệt là nhân cách học sinh. Nó được đúc kết từ kiến thức, kỹ năng và tình cảm thái độ đối với nghề dạy học. Nó đảm bảo cho người giáo viên biết cách tổ chức và thực hiện có hiệu quả các q trình giáo dục (giáo dục, dạy học và tự hoàn thiện) theo đúng yêu cầu, chức năng nhiệm vụ của mình. Hay nói cách khác, NVSP chính là hệ thống các năng lực sư phạm và những phẩm chất cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục, dạy học và tự hoàn thiện. Người giáo viên có NVSP là người có phẩm chất nhà giáo và có hệ thống năng lực: Năng lực phân tích và hiểu biết

về chương trình hoạt động và giáo dục; Năng lực thiết kế hoạt động dạy học và giáo dục; Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học và giáo dục; Năng lực giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; Năng lực tổ chức; Năng lực tự hồn thiện mình.

Đó là những thành tố gắn kết với nhau tạo thành cấu trúc NVSP. Trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng có những quy phạm hay yêu cầu của nghề đó đặt ra. Các yêu cầu thường bao gồm hệ thống kiến thức và năng lực nghề đảm bảo cho con người hoạt động có hiệu quả, có năng suất cao trong lao động nghề nghiệp. Thông thường người ta gọi yêu cầu ấy với cái tên dưới dạng

16

tổng hợp là “trình độ nghiệp vụ”. Với dạy học thì đó chính là trình độ NVSP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)