8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các trường
viên các trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Chúng tơi tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định liên quan đến 3 lĩnh vực: nhận thức, phương pháp và hình thức tổ chức.
2.3.1. Thực trạng nhận thức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Tìm hiểu thực trạng nhận thức hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tơi tiến hành khảo sát ý kiến của
39
53 CBQL và 150 GVMN với nội dung: “Nhận thức của thầy/cô về sự cần
thiết của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non”.
Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.3:
Bảng 2.3: Nhận thức sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn
Đối tượng
Mức độ (%)
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết
SL % SL % SL % SL %
CBQL cấp phòng 03 100% 00 0,0% 00 0,0% 00 0,0% CBQL các trường 45 90 % 05 10% 00 0,0% 00 0,0%
GVMN 120 80% 30 20 % 00 0,0% 00 0,0%
Kết quả Bảng 2.3 cho thấy, 100% CBQL và GVMN lựa chọn mức độ rất cần thiết và cần thiết; trong đó có gần 80% lựa chọn mức độ rất cần thiết. Điều này chứng tỏ CBQL và GVMN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đều nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên các trường mầm non trong giai đoạn hiện nay, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Do đó, mỗi nhà trường mầm non cần quan tâm đến hoạt động này có trọng điểm và chất lượng để mỗi giáo viên tự học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng ngày càng hoàn thiện.
2.3.2. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng NVSP cho GVMN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tơi tiến hành khảo sát ý kiến của 53 CBQL và 150 GVMN với nội dung: “Đánh giá của thầy/cô về
việc sử dụng các phương pháp trong bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non”.
39
Bảng 2.4: Thực trạng phương pháp bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn
TT Nội dung Mức độ Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp thuyết trình 77 37,93 71 34,98 55 27,09 00 0,00 3,11 1 2 Phương pháp đàm thoại 69 33,99 71 34,98 63 31,03 00 0,00 3,03 5 3 Phương pháp trực quan 70 34,48 79 38,92 54 26,60 00 0,00 3,08 4 4 Phương pháp thực hành 70 34,48 70 34,48 59 29,06 04 1,97 3,01 7 5 Phương pháp nêu vấn đề 72 35,47 79 38,92 52 25,62 00 0,00 3,10 2 6 Phương pháp kiểm tra 78 38,42 65 32,02 60 29,56 00 0,00 3,09 3 7 Tổng hợp các phương pháp 68 33,50 71 34,98 64 31,53 00 0,00 3,02 6
Chung 3,06
X
40
Kết quả Bảng 2.4 cho thấy, các phương pháp sử dụng trong bồi dưỡng NVSP cho GVMN được đánh giá ở mức độ tương đối đồng đều, dao động trong khoảng điểm trung bình từ 3,01 đến 3,11. Trong đó, phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề được xếp ở thứ bậc 1 và 2.
Từ đó kết quả thu được và phân bổ ở Bảng 2.4, chúng tôi cho rằng trong quá trình tiến hành bồi dưỡng NVSP cho GVMN, các báo cáo viên cũng đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong đó đáng chú ý là phương pháp nêu vấn đề; song phương pháp thuyết trình, diễn giảng vẫn là phương pháp chủ đạo, được nhiều báo cáo thường xuyên sử dụng ở tần suất cao. Đây là một hạn chế cần khắc phục.
Vì vậy, khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GVMN, các nhà QLGD cần hết sức lưu ý lựa chọn và sử dụng các phương pháp cho phù hợp với nội dung và đối tượng tham dự, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi đơn vị. Có như thế cơng tác bồi dưỡng NVSP cho GVMN mới mang lại hiệu quả cao nhất.
2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp bồi dưỡng NVSP cho GVMN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tơi tiến hành khảo sát ý kiến của 53 CBQL và 150 GVMN với nội dung: “Đánh giá của thầy/cô về
các hình thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non”.
41
Bảng 2.5: Thực trạng hình thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Quy Nhơn
TT Nội dung Mức độ Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp SL % SL % SL % SL %
1 Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở, Phòng (đợt ngắn ngày)
64 31,53 81 39,90 58 28,57 00 0,00 3,03 2
2 Bồi dưỡng thông qua tham quan 64 31,53 74 36,45 65 32,02 00 0,00 3,00 4 3 Bồi dưỡng thông qua hoạt động chuyên
môn tại trường mầm non 63 31,03 81 39,90 59 29,06 00 0,00 3,02 3 4 Giáo viên tự nghiên cứu bồi dưỡng 74 36,45 77 37,93 52 25,62 00 0,00 3,11 1 5 Bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên 65 32,02 69 33,99 69 33,99 00 0,00 2,98 6 6 Bồi dưỡng bằng việc tự ứng dụng công
nghệ thông tin 66 32,51 68 33,50 69 33,99 00 0,00 2,99 5
Chung 3,02
X
42
Kết quả Bảng 2.5 cho thấy, các hình thức tổ chức hoạt đơng bồi dưỡng NVSP cho GVMN được đánh giá ở mức độ tương đối đồng đều, dao động trong khoảng từ 2,98 < < 3,11. Ở nội dung 4 “Giáo viên tự nghiên cứu bồi dưỡng” có = 3,11 xếp bậc 1và thấp nhất là nội dung 5 “Bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên” có = 2,98, xếp bậc 6. Qua trao đổi tìm hiểu riêng với một số giáo viên ở các trường, chung tôi nhận thấy do thu nhập của GVMN còn thấp, chế độ đãi ngộ lại không nhiều nên nhiều giáo viên khơng có động lực phấn đấu để nâng chuẩn nghề nghiệp.
Từ thực trạng, nhiệm vụ đặt ra đối với CBQL các cấp trong thời gian tới là tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GVMN đối với việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và phải ra sức phấn đấu học tập, bồi dưỡng việc nâng chuẩn chức danh nghề nghiệp; đồng thời tạo điều kiện, động viên họ tham gia học tập (nhất là giáo viên trẻ) để đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GVMN hiện nay.