Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đề tài

1.2.5. Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên mầm non

NVSP của GVMN chính là khả năng lao động sư phạm của họ, là một dạng lao động đặc thù mà người giáo viên dạy học ở các bậc học khác khơng có. Do vị trí, đối tượng lao động của GVMN là trẻ nhỏ nên NVSP và tình cảm thái độ đối với nghề nghiệp rất quan trọng, đòi hỏi họ phải rèn luyện và bồi dưỡng thường xuyên. Để tiến hành hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả, người GVMN nhất thiết phải có một trình độ NVSP nhất định, phù hợp với loại hình giáo dục mà mình đảm nhận.

NVSP của GVMN là các kiến thức, kỹ năng liên quan đến hoạt động CS&GD trẻ và các hoạt động này luôn diễn ra song hành, đan xen với nhau nhằm mục đích tạo tiền đề cho trẻ phát triển tồn diện về tinh thần và thể chất.

Theo chúng tôi, NVSP của GVMN bao gồm:

- Nghiệp vụ sư phạm về nuôi dưỡng trẻ.

Đối với bậc học mầm non, việc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu GDMN là giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hịa. Nếu chăm sóc, ni dưỡng trẻ khơng tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Vì vậy, CBQL và GVMN phải được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, đặc biệt dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm.

- Nghiệp vụ sư phạm về giáo dục trẻ. Bao gồm các nhóm kỹ năng:

+ Kỹ năng lập kế hoạch CS&GD trẻ. Gồm có: Lập kế hoạch CS&GD trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung CS&GD trẻ của lớp mình phụ trách; Lập kế hoạch CS&GD trẻ theo tháng, tuần; Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ; Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu CS&GD trẻ.

17

+ Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Gồm có: Biết tổ chức mơi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ; Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ; Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ; Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.

+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Gồm có: Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ; Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp; Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp CS&GD trẻ phù hợp.

+ Kỹ năng quản lý lớp học. Gồm có: Đảm bảo an toàn cho trẻ; Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động CS&GD trẻ; Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp; Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích CS&GD.

+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Gồm có: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn; Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ; Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)