8. Cấu trúc của luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đề tài
1.2.3. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ chun mơn, phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục bằng một hình thức đào tạo nào đó. Việc làm này nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chun mơn để giáo viên có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao hệ thống tri thức, kĩ năng sư phạm sẵn có, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục và dạy học.
Bồi dưỡng giáo viên được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp. Các thuật ngữ này thể hiện tinh thần đào tạo
14
liên tục trước và trong quá trình làm việc của giáo viên.
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên gồm 3 loại hình: Hoạt động bồi dưỡng chuẩn hố và nâng chuẩn; Hoạt động dưỡng thường xuyên theo chu kì do Bộ GD&ĐT chỉ đạo; Hoạt động tự bồi dưỡng của cá nhân. Bất kì loại hình bồi dưỡng nào đều khơng nằm ngồi mục tiêu là nâng cao trình độ hiện có của mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tùy đối tượng, tùy hồn cảnh và u cầu đặt ra mà cơng tác bồi dưỡng giáo viên nhằm đạt những mục tiêu sát thực, cụ thể.
Tương ứng với 3 loại hình bồi dưỡng nói trên là 3 hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung theo khoá học hay theo từng đợt tại cơ sở đào tạo hay cơ sở bồi dưỡng giáo viên; Bồi dưỡng tại chỗ ngay tại trường mà giáo viên đang công tác; Bồi dưỡng từ xa thông qua các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ. Hiện nay, phương thức tự bồi dưỡng đang được quan tâm nhằm thực hiện chiến lược “học thường xuyên, học suốt đời”.
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên được coi là một loại hình của hoạt động dạy học. Yếu tố nội lực trong hoạt động dạy học là tự học, yếu tố nội lực trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên là tự bồi dưỡng, đây là vấn đề cốt lõi. Tuy nhiên, nếu giáo viên chỉ biết tự học thơi thì chưa đủ, mà phải biết cùng học với nhau, với tập thể để nhận thức từ nhau, từ tập thể. Trong bồi dưỡng cũng như trong dạy học, việc tự học - tự bồi dưỡng (nội lực) chỉ phát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của thầy, của tổ chức (ngoại lực) và có sự tác động đúng hướng của nhà quản lý.