a, Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
3.2. Thực hiện hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mạ
Theo nguyên tắc, sau khi hợp đồng đã ký kết thì có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Đối với hợp đồng NQTM, hiệu lực của hợp đồng còn phụ thuộc vào việc đăng ký với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. “Trƣớc khi nhƣợng quyền thƣơng mại, bên dự kiến nhƣợng quyền phải đăng ký với Bộ thƣơng mại” [2, Điều 291].
Pháp luật Việt Nam đƣa ra quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng NQTM nhƣ sau:
1. Hợp đồng NQTM có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Nếu trong hợp đồng NQTM có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hƣũ trí tuệ. [6, Điều 14]
Vì pháp luật khơng quy định rõ là việc đăng ký với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phải thực hiện trƣớc khi giao kết hợp đồng NQTM hay sau đó mà chỉ coi đó là một trong những điều kiện để đƣợc hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại. Nhƣng theo cách hiểu của ngƣời viết về quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP - điều kiện đối với bên nhƣợng quyền, “đã đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại với cơ quan có thẩm quyền” thì có thể coi nhƣ việc đăng ký này phải thực hiện trƣớc việc giao kết hợp đồng. Vì giao kết hợp đồng cũng là một hoạt động về nhƣợng quyền thƣơng mại. Nhƣ vậy nếu hợp đồng đƣợc ký trƣớc khi đăng ký thì có hiệu lực từ thời điểm nào? Có thể coi hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm đƣợc cơ quan Nhà nƣớc đăng ký hay không? Nếu nhƣ trong hợp đồng, các bên thoả thuận về điều này thì có thể đƣợc.
Về thời điểm giao kết hợp đồng cũng có sự chƣa thống nhất. Giao kết là khi cả hai cùng ký tên trong bản hợp đồng hoặc cùng đồng ý xác nhận các nội dung của hợp đồng. Nhƣng đối với trƣờng hợp hai bên đều không trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc nhau, việc một bên ký xác nhận trƣớc rồi gửi cho bên kia thì thời điểm đƣợc tính nhƣ thế nào? Đó có thể đƣợc tính khi bên đó ký hợp đồng rồi thơng báo lại cho bên kia, hoặc từ thời điểm bên đƣa ra hợp đồng nhận đƣợc bản hợp đồng có đầy đủ chữ ký. Điều này khá quan trọng vì khi hợp đồng có hiệu lực thì các bên bị ràng buộc với nhau bởi trách nhiệm, các bên sẽ triển khai ngay các bƣớc để thực hiện hợp đồng. Và nếu một bên chƣa hiểu rõ hiệu lực của hợp đồng thì quyền lợi và trách nhiệm sẽ bị ảnh hƣởng và có thể gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh sau này.
Việc thực hiện hợp đồng phải dựa trên các nguyên tắc sau:
1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tƣợng, chất lƣợng, số lƣợng, chủng loại, thời hạn, phƣơng thức và các thoả thuận khác;
2. Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau; Tham gia hợp đồng là tự nguyện ràng
buộc vào các nghĩa vụ. Các nghĩa vụ càng phức tạp thì sự thoả thuận phải càng chi tiết. Song, các bên không thể lƣờng trƣớc đƣợc các tình huống có thể sảy ra ảnh hƣởng đến việc thực hiện hợp đồng. Do vậy, để việc thực hiện hợp đồng diễn ra phù hợp với lợi ích của các bên đối tác, các bên cần có phải thơng báo cho nhau những thông tin liên quan, hợp tác chặt chẽ, thƣơng lƣợng, hồ giải tìm các biện pháp thoả đáng để giải quyết những vấn đề mới xuất hiện. Nguyên tắc này tạo ra một khả năng linh hoạt để duy trì sự thống nhất ý chí của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, phù hợp với sự biến đổi liên tục của các điều kiện thị trƣờng.
3. Khơng đƣợc xâm phạm đến lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. [1, Điều 412]. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ trật tự cơng cộng và lợi ích của ngƣời khác. Hợp đồng đƣợc giao kết, thực hiện mang lại lợi ích cho các bên giao kết nhƣng không đƣợc xâm phạm đến lợi ích của ngƣời khác.
Hợp đồng NQTM khi có hiệu lực thì việc thực hiện cũng phải tuân theo các nguyên tắc trên của BLDS. Ngồi ra cịn phải đảm bảo ngun tắc về đạo đức của bên nhƣợng quyền và nhận quyền đƣợc quy định trong hợp đồng. Một nguyên tắc quan trọng khác là các bên trong qúa trình thực hiện hợp đồng phải đảm bảo tính đồng bộ. Hình ảnh đồng bộ của một thƣơng hiệu là một trong những chìa khố thành cơng khi xây dựng mơ hình kinh doanh NQTM. Khách hàng phải thấy chất lƣợng và tiêu chuẩn của tất cả các cửa hàng mang cùng tên hiệu là giống nhau hay ít ra là tƣơng đƣơng nhau. Một hệ thống NQTM thành công là một hệ thống không dựa vào một cửa hàng riêng lẻ quá nổi bật mà phải dựa vào khả năng đồng đều của nhiều cửa hàng trong hệ thống. Vì hợp đồng NQTM là một kiểu hợp đồng gia nhập, do vậy nếu một bên không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng sẽ phá vỡ tính hệ thống của một chuỗi cửa hàng kinh doanh theo phƣơng thức NQTM. Để đảm bảo tính đồng bộ, trong q trình thực hiện hợp đồng, các bên phải đảm bảo thực hiện đúng theo các yếu tố sau:
- Mặt tiền phía trƣớc cửa hàng: bao gồm cấu trúc cửa hàng, màu sắc chủ đạo, bảng hiệu và các bảng quảng cáo khác. Khách hàng phải cảm nhận đƣợc đây chính là một trong những cửa hàng trực thuộc một hệ thống cửa hàng mà mình thấy quen thuộc. - Phần trang trí bên trong cửa hàng: tƣơng tự nhƣ đối với phần mặt tiền cửa hàng. Cách trang trí phải đồng bộ từ thiết kế, màu sắc, âm thanh, ánh sáng
- Sản phẩm và dịch vụ: phải cùng một tiêu chuẩn nhƣ bên nhƣợng quyền ban đầu đƣa ra. Vì chính chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ khẳng định tên tuổi của nhãn hiệu nên cần phải đảm bảo và phát huy chất lƣợng hơn nữa. Đối với nhƣợng quyền trong lĩnh vực ăn uống thì các bên có thể thoả thuận cho một số ngoại lệ tuỳ thuộc vào thói quen, sở thích, văn hố của ngƣời dân trong khu vực bên nhận quyền kinh doanh. Ví dụ, chuỗi cửa hàng Phở 24 của Sài Gòn khi mở rộng cửa hàng ra Hà Nội đã linh hoạt bổ sung thêm tƣơng Bắc và bánh giò quẩy ăn kèm với phở cho hợp khẩu vị với ngƣời Hà Nội.
- Phần quảng cáo, khuyến mãi: nên duy trì tính đồng bộ trong cả một khu vực hay quốc gia để khách hàng cảm thấy hài lịng khi đƣợc hƣởng chƣơng trình khuyến mãi giống nhau ở bất kỳ cửa hàng nào mang cùng một thƣơng hiệu.
- Đồng phục của nhân viên: khiến cho khách hàng thấy tính chuyên nghiệp của cửa hàng và mang lại cảm giác tin tƣởng và an toàn.
- Ấn phẩm: tên hiệu, biểu tƣợng, màu sắc của thƣơng hiệu cần xuất hiện trên tất cả các ấn phẩm của doanh nghiệp nhƣ công văn, giấy viết thƣ, bao thƣ, hố đơn, danh thiếp, bao bì, văn phịng phẩm, nón. ly, tách, dụng cụ phục vụ...
Các bên cũng có thể thoả thuận về thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất, trang trí cửa hàng… trƣớc khi thực hiện kinh doanh theo hợp đồng NQTM.
Đối với hợp đồng NQTM theo cách thức chuyển giao đơn lẻ. Bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền có mối quan hệ trực tiếp với nhau, do đó bên nhƣợng quyền cũng dễ dàng kiểm soát hơn hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Hình thức này hạn chế sự chủ động của bên nhận quyền khi muốn mở rộng cửa hàng kinh doanh.
Đối với hợp đồng NQTM theo cách thức phát triển quyền thƣơng mại. Hình thức này cho phép bên nhận quyền đƣợc phép thành lập nhiều hơn một cửa hàng kinh doanh của mình, thuộc sở hữu của mình. Thơng thƣờng bên nhận quyền phải có khả năng quản lý, kiểm soát tốt, am hiểu thị trƣờng địa phƣơng mới đƣợc bên nhƣợng quyền giao kết hợp đồng loại này. Khi thực hiện hợp đồng theo hình thức này, bên nhận quyền phải cam kết trong thời gian bao lâu sẽ thành lập thêm các cửa hàng mới.
Đối với những sản phẩm mà bên nhƣợng quyền sản xuất và bán cho bên nhận quyền để bên này phân phối lại trên thị trƣờng, hợp đồng NQTM còn bao gồm cả những thoả thuận về mua bán hàng hoá và đại lý bán hàng. Bên nhận quyền thƣờng phải cam kết về số lƣợng hoặc giá trị sản phẩm sẽ mua trong một thời hạn cụ thể để duy trì quyền thƣơng mại đƣợc chuyển giao. Loại giao dịch này thƣờng thấy trong lĩnh vực kinh doanh thời trang cao cấp.
Một số vấn đề khác mà bên nhận quyền cũng cần quan tâm khi thƣơng lƣợng, chẳng hạn bên nhƣợng quyền thƣờng yêu cầu bên nhận quyền dành một khoản chi phí tối thiểu cho hoạt động quảng cáo hàng hoá hoặc dịch vụ kinh doanh nhƣợng quyền, hoặc để đảm bảo duy trì chuẩn mực của hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh, bên nhƣợng quyền yêu cầu bên nhận quyền phải mua một số máy móc, thiết bị hoặc dụng cụ dùng trong hoạt động kinh doanh từ chính bên nhƣợng quyền hoặc từ những nhà cung cấp khác do bên nhƣợng quyền chỉ định. Các bên cần phải làm rõ giá cả của những thiết bị này, vì nó có thể cao hơn giá thị trƣờng của những sản phẩm cùng loại với chất lƣợng tƣơng đƣơng.