Chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 27 - 29)

Công nghệ, theo định nghĩa của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006, có hiệu lực ngày 01/07/2007, là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao cơng nghệ sang bên nhận công nghệ.

Nhƣ vậy, chuyển giao công nghệ là chuyển giao các bí quyết kỹ thuật mà có thể biến nguồn lực thành sản phẩm, tức là cách thức, quy trình tạo nên một hàng hoá, thƣờng với ƣu thế vƣợt trội hơn so với các sản phẩm trên thị trƣờng, hoặc sản phẩm có nhiều tính năng đa dạng và tiện dụng hơn. Đây chỉ là cách thức giúp tạo ra sản phẩm nhiều hơn, chứ không phải là phƣơng thức kinh doanh giống nhƣ NQTM. NQTM có thể bao gồm cả chuyển giao cơng nghệ, vì cơng nghệ là một phần trong quy trình sản xuất sản phẩm, nó gắn liền với phƣơng thức kinh doanh nên không thể tách rời riêng nếu các bên chuyển nhƣợng quyền thƣơng mại. Điểm giống nhau giữa chuyển giao công nghệ và NQTM là việc bên chuyển giao đều phải đào tạo cho bên nhận nắm vững và làm chủ đƣợc công nghệ, đồng thời cử chuyên gia tƣ vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đƣa công nghệ vào sản xuất với chất lƣợng công nghệ và chất lƣợng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng. Nhƣng điểm khác biệt là bên chuyển giao cơng nghệ khi hồn thành nghĩa vụ đào tạo theo thời hạn trong hợp đồng thì chấm dứt trách nhiệm và khơng có quyền kiểm soát bên nhận chuyển giao hoạt động sau đó, cịn Bên NQTM thì có quyền áp đặt, kiểm sốt hoạt động và trợ giúp thƣờng xuyên trong suốt quá trình hoạt động của bên nhận nhƣợng quyền thƣơng mại. Quan hệ của hai bên trong hợp đồng NQTM là mối quan hệ liên tục, có sự hỗ trợ và giúp đỡ của bên NQTM. Điểm khác biệt nữa là trong chuyển giao cơng nghệ thì bên nhận cơng nghệ có quyền phát triển cơng nghệ đƣợc chuyển giao nhƣng trong NQTM thì bên nhận quyền khơng có quyền thay đổi yếu tố nào trong công thức kinh doanh của bên nhận quyền cả.

Các cơng ty đa quốc gia có nhiều cách khác nhau để xâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ đầu tƣ trực tiếp, mở chi nhánh, văn phòng đại diện, phân phối sản phẩm qua một công ty trong nƣớc, nhƣợng quyền kinh doanh hay chuyển giao cơng

nghệ… Điều này cịn phụ thuộc vào chính sách và hệ thống pháp luật của nƣớc sở tại. Trong khi ở Việt Nam, hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ chƣa phải là thế mạnh thì việc chuyển giao công nghệ cũng đặt ra một số băn khoăn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Thêm nữa, việc chuyển giao công nghệ lại đƣợc quy định trong một luật riêng, do vậy, khi các bên ký kết hợp đồng NQTM cũng phải nghiên cứu các điều kiện về chuyển giao công nghệ cho phù hợp với pháp luật chuyên ngành, tránh sự chồng chéo, lộn xộn và có thể dẫn đến vơ hiệu hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)