Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 99 - 101)

a, Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

3.1.3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Sau khi đề nghị giao kết hợp đồng đƣợc chuyển đến cho bên đƣợc đề nghị, bên này có thể chấp nhận, từ chối, sửa đổi hoặc khơng có phản ứng gì đối với đề nghị đã nhận đƣợc. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí, theo đó bên nhận đƣợc đề nghị đồng ý với tất cả điều kiện đƣợc nêu trong đề nghị. Chấp nhận này phải đƣợc chuyển đến cho ngƣời đề nghị thì hợp đồng đƣợc coi là đã xác lập. Trong BLDS khơng nói rõ các hình thức trả lời chấp nhận, bằng lời nói, hành vi hay văn bản hoặc các hình thức khác. Việc trả lời chấp thuận phải còn trong thời

hạn hiệu lực của đề nghị giao kết, còn nếu bên đề nghị nhận đƣợc trả lời chấp thuận khi đã hết hạn trả lời thì sự chấp nhận này đƣợc coi là đề nghị mới của bên đƣợc đề nghị [1, Khoản 1 Điều 397]. Nhƣng do tính chất mềm dẻo và linh hoạt của các giao dịch nên thực tế có trƣờng hợp ngoại lệ, tức là bên đề nghị vẫn chấp nhận sự trả lời muộn đó của bên đƣợc đề nghị nhƣng phải thông báo ngay cho bên đƣợc đề nghị biết về việc có đồng ý giao kết hợp đồng hay không. Tuy vậy, sự im lặng của bên đƣa ra đề nghị cũng có giá trị nhƣ một sự đồng ý và hợp đồng sẽ đƣợc coi là giao kết từ thời điểm nhận đƣợc thƣ trả lời của bên đƣợc đề nghị. Công ƣớc viên 1980 [24, khoản 2 Điều 21] quy định: “Khi thƣ từ hay văn bản khác do ngƣời nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ ràng nó đã đƣợc gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thƣờng, nó đã đến tay ngƣời chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ đƣợc coi nhƣ chấp nhận đúng hạn, trừ phi không chậm trễ ngƣời chào hàng thông báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho ngƣời đƣợc chào hàng biết ngƣời chào hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực”. BLDS 2005 cũng đã chấp nhận điều kiện này và quy định nhƣ sau: “Trong trƣờng hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trƣờng hợp bên đề nghị trả lời ngay khơng đồng ý với chấp nhận đó của bên đƣợc đề nghị” [1, Khoản 1 Điều 397]. Bên đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể rút lại trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu trả lời này đến trƣớc hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận đƣợc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. [1, Điều 400].

Trong giao dịch thƣơng mại quốc tế, sự trả lời có kèm các điều kiện bổ sung nhƣng không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung chủ yếu của đề nghị vẫn đƣợc coi là trả lời chấp thuận nếu bên đề nghị khơng phản đối ngay những điểm khác biệt đó. Tuy nhiên, khơng hẳn khi đó hợp đồng đã giao kết mà nhiều khi bên đề nghị nhận đƣợc chấp thuận lại yêu cầu cung cấp thêm thông tin cần thiết của bên đƣợc đề nghị. Vì đây là hợp đồng NQTM, nên ngồi việc tn theo các điều kiện luật định đối với hợp đồng nói chung, còn phải tuân theo các quy định riêng về nhƣợng

quyền thƣơng mại nữa. Pháp luật Việt Nam không nêu cụ thể các vấn đề này nhƣng pháp luật của nhiều nƣớc có hoạt động NQTM phát triển mạnh đều có quy định chi tiết cho hoạt động thƣơng mại này.

Nếu bên đƣợc đề nghị muốn giao kết hợp đồng nhƣng yêu cầu sửa đổi, bổ sung thêm nội dung trong đề nghị thì theo Bộ luật dân sự sẽ đƣợc coi là đề nghị mới. Tuy nhiên, ta có thể coi đây là giai đoạn đàm phán cho việc giao kết hợp đồng giữa hai bên. Vì khi đƣa ra đề nghị thì đó mới chỉ thể hiện ý chí của một bên mà chƣa có ý chí của bên kia. Hợp đồng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên nên họ phải cân nhắc kỹ và cùng thảo luận để chia sẻ rủi ro nếu có. Thực tế rất hiếm khi một bản đề nghị hợp đồng lại đƣợc chấp nhận tồn bộ nội dung của nó mà khơng đƣợc sửa đổi, bổ sung. Vì khi soạn thảo bao giờ bên đề nghị cũng đƣa ra những điều khoản có lợi hơn cho mình, trong khi, hợp đồng NQTM lại cần sự hợp tác, thành công của cả hai bên. Thành công của một bên sẽ quyết định đến thành công của bên kia và ngƣợc lại. Do vậy, hợp đồng không thể nghiêng quyền lợi về một chủ thể nào mà là sự hợp tác để có lợi cho cả hai bên. Do vậy, trong hợp đồng cần có sự trao đổi để cùng thiết lập một cơ chế làm việc có hiệu quả cho cả hai bên. Ông Gary Charlwood- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Uniglobe Travel từng phát biểu rằng mối quan hệ giữa ngƣời bán và ngƣời mua quyền thƣơng mại là mối quan hệ cộng sự hay liên doanh tuy trên thực tế không mang giá trị pháp lý đúng nhƣ vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)