Phân biệt nhƣợng quyền thƣơng mại với một số hình thức kinh doanh tƣơng tự 1 Hình thức kinh doanh đại lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 25 - 27)

1.1.4.1. Hình thức kinh doanh đại lý

Đại lý, theo Luật thƣơng mại 2005, là hoạt động thƣơng mại mà bên giao và bên nhận đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hƣởng thù lao. Sự khác biệt của hình thức kinh doanh đại lý so với kinh doanh

NQTM là hàng hoá, dịch vụ kinh doanh theo hình thức đại lý là thuộc sở hữu của bên giao đại lý. Còn trong kinh doanh NQTM, hàng hoá, dịch vụ mà bên nhận quyền kinh doanh là thuộc sở hữu của bên nhận quyền. Bên nhận quyền tự quyết định giá cả cho từng sản phẩm nhƣng vẫn phải đảm bảo chất lƣợng sản phẩm theo yêu cầu của bên nhƣợng quyền. Bên nhận quyền tự mình kinh doanh theo quyền thƣơng mại đƣợc nhận và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Nếu bên nhận quyền bán đƣợc nhiều hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ sẽ đƣợc hƣởng lợi nhuận nhiều. Còn thù lao đối với hoạt động đại lý tính theo phƣơng thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Nếu bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hoặc giá cung ứng dịch vụ thì bên nhận đại lý đƣợc hƣởng hoa hồng theo số lƣợng hàng hoá đã mua bán hoặc dịch vụ cung ứng. Còn nếu bên giao đại lý không ấn định giá mua, bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ mà chỉ ấn định giá giao đại lý thì đƣợc hƣởng mức chênh lệch giữa giá mua, bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng với giá giao bên giao đại lý ấn định cho bên nhận đại lý. Ví dụ, giá bán lẻ một sản phẩm bánh mỳ Sandwich mà công ty bánh kẹo Kinh Đô (bên giao đại lý) giao cho một cửa hàng A (bên nhận đại lý) là 3000 đồng. Đây là giá Công ty Kinh Đô ấn định cho cửa hàng A. Nếu cửa hàng A bán với giá 3500 đồng thì cửa hàng đƣợc hƣởng mức chênh lệch giá là 500 đồng cho một sản phẩm. Cịn nếu cơng ty Kinh Đô ấn định luôn giá bán sản phẩm bánh mỳ trên ra thị trƣờng là 3500 đồng thì cửa hàng A phải bán theo đúng giá đó mà khơng đƣợc quyền bán cao hơn và đƣợc hƣởng hoa hồng dựa trên số lƣợng bánh mỳ bán ra thị trƣờng. Trong trƣờng hợp công ty Kinh Đô “bán” quyền thƣơng mại cho cửa hàng A, cửa hàng A đƣợc phép sử dụng quy trình sản xuất bánh của Kinh Đơ theo đúng các tiêu chuẩn về nguyên liệu, phụ gia.. của Kinh Đô, đƣợc gắn nhãn hiệu Kinh Đô, cùng các biểu tƣợng của cơng ty lên sản phẩm đó, tức là quyền kinh doanh theo phƣơng thức giống của Kinh Đô, nhƣng sản phẩm bánh mỳ lúc này là thuộc sở hữu của Cửa hàng A. Cửa hàng A quyết định giá bán sản phẩm, có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá của Kinh Đô, tuỳ theo khu vực địa lý trong hợp đồng NQTM và đƣợc hƣởng lợi nhuận từ việc bán

hàng đó. Đổi lại, cửa hàng A phải trả phí để có đƣợc quyền kinh doanh đó và có thể phải trả thêm tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)