Hình thức của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 84 - 85)

Hình thức của hợp đồng là cách thức mà hợp đồng thể hiện. Hợp đồng có thể có thể đƣợc giao kết bằng nhiều hình thức khác nhau: văn bản, bằng lời nói, hành vi… Tuy nhiên, nếu HĐ đƣợc giao kết dƣới hình thức văn bản, bằng chữ viết sẽ mang giá trị pháp lý cao hơn cho các bên trong quá trình thực hiện vì có văn bản bằng chữ viết để đối chiếu, chứng minh và cũng tiện giải quyết tranh chấp nếu có.

Luật thƣơng mại 2005 cũng quy định hình thức bằng văn bản đối với một số hợp đồng kinh tế, trong đó có hợp đồng NQTM “phải đƣợc lặp bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tƣơng đƣơng văn bản”[2, Điều 285]. Các hình thức khác có giá trị tƣơng đƣơng văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Nếu hợp đồng NQTM khơng thể hiện dƣới hình thức văn bản thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu, và các bên sẽ khơng có nghĩa vụ gì với nhau. Quy định này có thể gây ra sự bất hợp lý cho các bên. Thực tế, nhiều bên ký kết hợp đồng bằng văn bản, sau khi hết hạn hợp đồng, họ có thể thoả thuận bằng miệng việc tiếp tục hợp đồng đó mà khơng cần phải ký lại hoặc không cần sự gia hạn thể hiện bằng văn bản. Nhƣ vậy, đó cũng là sự thống nhất ý chí giữa hai bên về hợp đồng, và hợp đồng đó hồn tồn có hiệu lực, nhƣng vì pháp luật quy định hợp đồng NQTM buộc phải lập bằng hình thức văn bản nên theo lý thuyết nó khơng có hiệu lực, nghĩa là hợp đồng vơ hiệu.

Nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận hiệu lực pháp lý của hợp đồng NQTM đƣợc giao kết bằng văn bản. Nếu giao kết bằng hình thức khác nhƣ lời nói hoặc hành động, hợp đồng có thể có hiệu lực đối với các bên, các bên vẫn có thể thực hiện hợp đồng nhƣng nếu có tranh chấp sảy ra mà giải quyết tại Tồ án thì hợp đồng này có thể bị tun bố vơ hiệu. Do vậy, dù có sự tin cậy lẫn nhau đến đâu, các bên cũng nên ký hợp đồng NQTM bằng văn bản.

Một số nƣớc cũng không bắt buộc hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại phải đƣợc giao kết bằng văn bản mà có thể bằng hành động, lời nói. Và giá trị của các hợp đồng dù thể hiện dƣới hình thức nào đều có giá trị pháp lý nhƣ nhau.

Theo Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hình thức của hợp đồng thì khơng bắt buộc hợp đồng phải đƣợc giao kết hay chứng minh bằng hình thức đặc biệt, việc chứng minh hợp đồng có thể bằng bất kỳ cách thức nào, kể cả bằng nhân chứng. Nhƣ vậy, đây là một quy định rất linh hoạt trong giao kết hợp đồng quốc tế. Các bên có thể tự lựa chọn hình thức để giao kết hợp đồng miễn là các bên đều đồng ý với cách thức giao kết này. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam thì chỉ có một hình thức giao kết hợp đồng NQTM là bằng văn bản hoặc các giá trị tƣơng đƣơng văn bản. Bên thƣơng nhân Việt Nam khi giao kết hợp đồng với các đối tác nƣớc ngoài phải chú ý đến điều kiện về hình thức của hợp đồng để tránh những rắc rối có thể sảy ra đồng thời có thể đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)