Cơ chế pháp lý chƣa hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 113 - 116)

Pháp luật chƣa có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực NQTM. Do vậy, nếu có vi phạm theo quy định tại Điều 24 NĐ 35/2006/NĐ-CP thì khơng có cơ sở để xử phạt.

Pháp luật về thuế chƣa có quy định cụ thể về việc hạch tốn, tính thuế đối với mức phí nhƣợng quyền, các khoản thu khác có liên quan đến nhƣợng quyền.

Chƣa có sự kết nối giữa các luật điều chỉnh về hoạt động NQTM. Khái niệm NQTM trong BLDS 2005 đƣợc hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh” [1, Điều 755] và đƣợc xếp vào nhóm đối tƣợng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật chuyển giao cơng nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tƣợng chuyển giao cơng nghệ. Đây chính là điểm mâu thuẫn giữa Luật chuyển giao công nghệ và BLDS. Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tƣợng thuộc sở hữu cơng nghiệp có thể đƣợc lập thành một phần riêng trong hợp đồng NQTM và phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp phải đƣợc thực hiện bằng hợp đồng sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp. [3, Điều 141]. Nhƣng trong Luật thƣơng mại 2005 cũng khơng có bất kỳ quy định nào kết nối với Luật Sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ.

3.7. Kiến nghị

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định về hợp đồng còn nằm rải rác ở nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, hợp đồng NQTM đã đƣợc Luật thƣơng mại điều chỉnh và có các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành. Điều này góp phần thuận lợi cho các thƣơng nhân tham gia khi có khung pháp lý điều

chỉnh. Mặc dù vậy, một số quy định còn chƣa rõ ràng, cụ thể và một số chƣa đƣợc điều chỉnh gây lúng túng cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ngƣời viết xin đƣa ra một số ý kiến đề xuất bổ sung nhƣ sau:

- Bộ Tài chính sớm ban hành khung phí đăng ký hoạt động NQTM giúp cho cơ quan đăng ký dễ dàng áp dụng, tạo điều kiện cho các bên sớm hoàn thành việc đăng ký, góp phần thúc đẩy hoạt động NQTM.

- Cần sớm ban hành bộ nguyên tắc về hợp đồng thƣơng mại nói chung để tạo hành lang pháp lý thống nhất, dễ dàng cho việc triển khai và áp dụng, tránh sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.

- Bản giới thiệu về hoạt động NQTM và hợp đồng mẫu nên để cho một tổ chức nghề nghiệp về NQTM soạn thảo và quy định sẽ phù hợp hơn. Nhà nƣớc chỉ quản lý hoạt động này ở tầm vĩ mô chứ không cần thiết phải quy định chi tiết việc công khai thông tin trong hoạt động NQTM. Các quy định về bản giới thiệu NQTM do Nhà nƣớc ban hành thƣờng cứng nhắc và không phù hợp với thực tiễn kinh doanh.

- Khoản 2, điều 8 NĐ35: Cần có quy định cụ thể về nội dung thay đổi quan trọng trong hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của bên nhƣợng quyền. Nếu quy định chung chung sẽ rất khó áp dụng và ảnh hƣởng đến tính minh bạch và khả thi của pháp luật.

- Bổ sung quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế về hạch tốn chi phí nhƣợng quyền và các khoản thu khác có liên quan đến NQTM.

- Ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực NQTM, các chế tài nghiêm khắc để răn đe các hành vi gian lận, không minh bạch trong hoạt động NQTM.

- Bổ sung những quy định của các Luật có liên quan để kết nối việc điều chỉnh hoạt động NQTM, tạo đƣợc sự thống nhất trong việc áp dụng.

- Cần bổ sung quy định về nghĩa vụ kê khai doanh thu của bên nhận quyền, tránh tạo kẽ hở cho bên nhận quyền trốn tránh nghĩa vụ tài chính về phí hoa hồng trên doanh thu hàng tháng.

KẾT LUẬN

Hợp đồng là phƣơng tiện hữu ích nhất để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hợp đồng NQTM cũng là phƣơng thức quan trọng để hình thành và phát triển hệ thống NQTM. Những quy định của pháp luật về NQTM đã bƣớc đầu tạo ra hành lang pháp lý cho các bên tham gia hoạt động. Các quy định này giúp cho các bên có thể vận dụng để thực hiện các hợp đồng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các quy định pháp luật hiệu quả sẽ giúp các thƣơng nhân, nhà đầu tƣ tin tƣởng rằng hợp đồng và các quyền tài sản sẽ đƣợc thực hiện. Sự tin tƣởng đó có ý nghĩa quyết định đối với tăng trƣởng đầu tƣ và đồng thời tăng trƣởng kinh tế.

Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, do vậy việc hợp tác với các nhà đầu tƣ, thƣơng nhân nƣớc ngoài sẽ gia tăng. Đặc biệt là hoạt động NQTM mà theo các chuyên gia kinh tế thì sẽ có “một làn sóng NQTM xâm nhập thị trƣờng Việt Nam”. Khung pháp lý về NQTM hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nƣớc ngồi hoạt động ở Việt Nam, góp phần hợp tác kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế trong nƣớc.

Các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mơ vốn ít nên lựa chọn kinh doanh theo phƣơng thức NQTM là phù hợp hơn cả. Kinh doanh theo phƣơng thức này vừa hạn chế đƣợc rủi ro, vừa sử dụng đƣợc nguồn vốn của mình một cách hợp lý và thời gian thu hồi vốn nhanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật A. Văn bản pháp luật

1. Bộ luật dân sự (Việt Nam) năm 2005. 2. Luật Thương mại (Việt Nam) năm 2005. 3. Luật sở hữu trí tuệ (Việt Nam) năm 2005.

4. Luật chuyển giao công nghệ (Việt Nam) năm 2006. 5. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (Việt Nam) năm 1989.

6. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

7. Thông tư số 09/2006/TT-BTM của Bộ thương mại ngày 25/5/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

8. Thông tư số 04/2006/TT-BTM của Bộ thương mại ngày 06/4/2006 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hố với nước ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)