Nội dung, phạm vi các quyền thƣơng mại Sự hỗ trợ của bên nhƣợng quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 72 - 73)

quyền

Đây có thể nói là điều khoản đƣợc quan tâm nhất trong hợp đồng. Điều khoản này quyết định quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền, phí nhƣợng quyền cũng nhƣ thời hạn của hợp đồng. Nội dung và phạm vi các quyền thƣơng mại do bên nhƣợng quyền quyết định nên cấp cho bên nhận quyền đến đâu, phạm vi kinh doanh thế nào. Các thông tin về bên nhận quyền hết sức đƣợc coi trọng khi bên nhƣợng quyền xem xét vấn đề này. Nếu nhận thấy bên nhận quyền tƣơng lai là một đối tác tiềm năng, bên nhƣợng quyền có thể mở rộng các quyền thƣơng mại theo hình thức hợp đồng NQTM độc quyền hoặc hợp đồng NQTM phát triển. Pháp luật Việt Nam chỉ quy định chung là trong hợp đồng NQTM phải có nội dung của quyền thƣơng mại mà không đƣa chi tiết các quyền này. Do vậy, các bên có thể chủ động đàm phán cho phù hợp với mục đích kinh doanh của mỗi bên.

Quyền thƣơng mại theo cách hiểu chung nhất là những quyền mà doanh nghiệp có thể dựa vào đó để kinh doanh. Quyền thƣơng mại bao giờ cũng gắn liền với nhãn hiệu hàng hoá là đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ. Hình thức quyền thƣơng mại đƣợc chuyển giao là khái niệm thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng phải thống nhất. Bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền căn cứ vào khái niệm đó, các quy định đó để tránh việc sảy ra tranh chấp. Các quyền thƣơng mại còn bao gồm cả việc quyền nhƣợng lại cho bên thứ ba hay không, điều kiện và cách thức chuyển giao nhƣ thế nào, phạm vi chuyển giao đến đâu. Vì gắn liền với nhãn hiệu hàng hoá nên trong hợp đồng NQTM nhất thiết phải quy định rõ các quyền thƣơng mại mà bên nhƣợng quyền sẽ chuyển giao, và có cho phép bên nhận lại quyền chuyển giao hay không. Bên nhƣợng quyền ban đầu là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, khi chuyển giao hệ thống kinh doanh của mình bắt buộc phải chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho bên nhận quyền, nhƣng bên nhận quyền liệu có đƣợc phép cho bên thứ ba sử dụng tiếp nhãn hiệu hàng hố đó khơng thì phải đƣợc phép của chủ sở hữu nhãn

hiệu hàng hoá. Nội dung và phạm vi hoạt động của nhƣợng quyền thƣơng mại cũng phải đƣợc quy định rõ ở đây là nhƣợng đến đâu, phạm vi của nó là ở mức độ nào.

Về đào tạo ban đầu và hỗ trợ hoạt động. Bên nhƣợng quyền sẽ cung cấp chƣơng trình đào tạo ban đầu về quản lý và điều hành doanh nghiệp sau khi hợp đồng đƣợc ký kết và có hiệu lực thực hiện. Thời gian đào tạo tuỳ thuộc vào hàng hố, dịch vụ nhƣợng quyền và có thể diễn ra tại địa điểm kinh doanh của bên nhận quyền hoặc bên nhƣợng quyền. Kết thúc chƣơng trình đào tạo, bên nhƣợng quyền sẽ cấp chứng chỉ cho Giám đốc doanh nghiệp nhận quyền và những vị trí quản lý khác. Sau đó, bên nhận quyền sẽ nhận đƣợc hỗ trợ cần thiết để có thể bắt đầu kinh doanh theo phƣơng thức quy định trong hợp đồng. Tất cả những trang thiết bị vật chất, dụng cụ cần thiết, cách bày đặt, trang trí, phục vụ đều đƣợc bên nhƣợng quyền hỗ trợ hoặc hƣớng dẫn thực hiện đảm bảo đúng mơ hình kinh doanh của bên nhƣợng quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)