Định nghĩa về các thuật ngữ trong hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 70 - 72)

Điều cần thiết trƣớc tiên trong một hợp đồng NQTM là việc đƣa ra cách giải thích về các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong hợp đồng để có sự thống nhất về cách hiểu giữa các bên. Nhƣ trong hợp đồng NQTM của Italia, các thuật ngữ đƣợc Luật quy định nhƣ sau [18]:

a,“ Bí quyết” là phần thơng tin thực tiễn không đƣợc cấp bằng sáng chế có đƣợc thơng qua kinh nghiệm và đã đƣợc Bên nhƣợng quyền thử nghiệm. Đây là

những thơng tin bí mật, cơ bản và đƣợc đặc định hố; “ bí mật” nghĩa là bí quyết đó ở dƣới dạng một phần hay một tập hợp dữ liệu xác định không đƣợc phổ biến rộng rãi cũng nhƣ không thể tiếp cận dễ dàng; “cơ bản” nghĩa là bí quyết đó phải bao gồm thông tin cần thiết cho Bên nhận quyền có thể sử dụng, bán hay phân phối, quản lý hành chính hàng hố và dịch vụ đƣợc xác định trong hợp đồng; “đặc định hoá” nghĩa là bí quyết phải đƣợc miêu tả theo cách tồn diện để có thể làm rõ bí quyết này đáp ứng đƣợc các tiêu chí về tính bí mật và cơ bản;

b, “Phí gia nhập” là một con số đã đƣợc ấn định trƣớc có liên quan đến trị giá tài chính và phạm vi tiềm năng phát triển của hệ thống này, mức phí này do Bên nhận quyền phải thanh toán trƣớc khi bắt đầu thực hiện hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại;

c, “Tiền bản quyền” là khoản tiền Bên nhƣợng quyền yêu cầu Bên nhận quyền phải trả phụ thuộc vào doanh thu kinh doanh của Bên nhận quyền hay là một mức cụ thể đƣợc thanh toán đều đặn;

d, “ Hàng hoá của Bên nhƣợng quyền” là loại hàng hoá do Bên nhƣợng quyền sản xuất hoặc đƣợc sản xuất dƣới sự chỉ dẫn của Bên nhƣợng quyền và đƣợc gắn tên hiệu của Bên nhƣợng quyền..

Ngoài các thuật ngữ chuyên dùng, trong hợp đồng cũng nên đƣa ra cách giải thích về các cụm từ hoặc khái niệm khác nhƣ trƣờng hợp “bất khả kháng”, “nghiêm trọng”, “ngày làm việc”, … Nếu trong hợp đồng khơng đƣa ra cách giải thích sẽ dẫn đến việc cách hiểu khác nhau của mỗi bên, thậm chí hiểu sai dẫn đến thực hiện khơng đúng, khơng đầy đủ nghĩa vụ của mình hoặc các tranh chấp khác có thể phát sinh.

Trong pháp luật Việt Nam, các thuật ngữ về hoạt động NQTM nhìn chung là tƣơng đồng so với cách giải thích của pháp luật của Australia, Italia và một số nƣớc khác trên thế giới. Các thuật ngữ đƣợc định nghĩa bởi pháp luật gồm: Bên nhƣợng quyền (cả bên nhƣợng quyền sơ cấp và thứ cấp); Bên nhận quyền (cả bên nhận quyền sơ cấp và thứ cấp); quyền thƣơng mại; kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại; hợp đồng phát triển quyền thƣơng mại; quyền thƣơng mại chung; hợp đồng NQTM thứ cấp. [6, Điều 3]. Bên soạn thảo hợp đồng có thể áp

dụng theo định nghĩa trong điều khoản này hoặc đƣa ra cách giải thích thêm trên cơ sở điều luật quy định hoặc sự thống nhất giữa các chủ thể của hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)