Giao kết hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 92 - 93)

a, Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

3.1. Giao kết hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mạ

Giao kết hợp đồng đƣợc coi là một hành vi để xác lập quan hệ hợp đồng, xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Đây đƣợc coi là bƣớc đầu tiên các bên chính thức xác lập quan hệ hợp tác với nhau, và nó ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình kinh doanh của các bên, vì suy cho cùng, hoạt động kinh doanh chính là quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng giữa các đối tác. Đặc biệt đối với hợp đồng NQTM thì giao kết hợp đồng chính là bƣớc khởi đầu kinh doanh của bên nhận quyền, thậm chí cịn có thể quyết định sự thành công hay thất bại trong việc kinh doanh của bên dự định nhận quyền. Do tính chất đặc biệt và quan trọng của nó nên pháp luật đã có những quy định khá cụ thể để điều chỉnh vấn đề này.

Thơng thƣờng, hợp đồng đƣợc hình thành bởi một q trình trong đó các bên thể hiện ý chí của mình về nội dung trong hợp đồng. Q trình này, các bên có thể cùng bàn bạc, thảo luận trực tiếp để đi đến thống nhất ý chí, có thể bằng hình thức gián tiếp thông qua đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Trong thực tế, khơng phải ai cũng có điều kiện gặp gỡ trực tiếp để cùng thảo luận về nội dung của hợp đồng. Thơng thƣờng là có sự chào hàng của một bên về các sản phẩm, dịch vụ của mình và kèm theo đó là đề nghị giao kết hợp đồng.

Khi đó, hợp đồng đƣợc giao kết khi có sự thống nhất về ý chí giữa bên đề nghị giao kết và bên chấp nhận giao kết hợp đồng về một nội dung xác định.

Đối với hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại, cách thức ký kết hợp đồng cũng giống nhƣ các hợp đồng thƣơng mại nói chung và có thể đƣợc xác lập theo các bƣớc sau đây:

1. Đề nghị giao kết hợp đồng

2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 3. Giao kết hợp đồng

4. Thực hiện hợp đồng

Quá trình hình thành hợp đồng có thể diễn ra nhiều cách chứ không nhất thiết phải trải qua các bƣớc nhƣ đã kể trên. Trong thực tế, nhiều doanh nhân tự tìm hiểu về đối tác mà mình dự định nhƣợng quyền hoặc nhận quyền, sau đó trực tiếp gặp gỡ, cùng bàn bạc, cùng đƣa ra điều kiện, yêu cầu với nhau và cuối cùng đi đến thống nhất nội dung trong hợp đồng. Do vậy rất khó xác định bên nào là bên đề nghị giao kết, bên nào là bên chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Chỉ khi quá trình đàm phán, thảo luận về giao kết hợp đồng phát sinh những chi phí nhất định mà việc khơng giao kết hợp đồng có thể gây ra thiệt hại vật chất cho một bên thì pháp luật mới có những quy định cho từng bƣớc giao kết hợp đồng và trách nhiệm của nó. Luật thƣơng mại 2005 không đề cập đến các bƣớc giao kết hợp đồng. Các bƣớc này đƣợc đề cập trong Mục 7 của Bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)