Bên nhận quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 58 - 59)

2.1.2.1. Tƣ cách pháp lý

Bên nhận quyền, trƣớc hết cũng phải là thƣơng nhân, có tƣ cách pháp lý độc lập, nhân danh chính mình tham gia ký kết và thực hiện các hoạt động kinh doanh, có tài sản độc lập để kinh doanh và tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Điều kiện là thƣơng nhân đảm bảo cho các bên hoạt động kinh doanh đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ và quản lý.

Thƣơng nhân đƣợc phép nhận quyền thƣơng mại khi có ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với đối tƣợng của quyền thƣơng mại. Đây là điều phù hợp với tinh thần pháp luật nói chung là các doanh nghiệp chỉ đƣợc kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Quy định về thời gian không đƣợc đặt ra đối với bên nhận quyền. Điều này cũng thể hiện sự hợp lý. Bởi vì một mục đích của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại là tạo điều kiện cho những doanh nghiệp vừa mới thành lập, chƣa tìm đƣợc phƣơng thức kinh doanh phù hợp, hoặc khơng có nhiều vốn, hoặc muốn thu hồi vốn nhanh. Kinh doanh theo phƣơng thức NQTM có thể tránh đƣợc những rủi ro lại có thể thu hồi vốn nhanh và có lãi. Khi các doanh nghiệp chƣa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh thì lựa chọn kinh doanh theo nhƣợng quyền thƣơng mại là giải pháp có lợi hơn cả. Nếu một doanh nghiệp muốn tự mình xây dựng nên một thƣơng hiệu có tiếng thì cần phải mất rất nhiều thời gian và công sức, tiền của, thậm chí có thể thất bại nhiều lần mà chƣa chắc đã thành công. Khi đã trải qua kinh doanh, nhất là đối với kinh doanh theo phƣơng thức

nhƣợng quyền thƣơng mại, các doanh nghiệp này đã tích luỹ đƣợc một số kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành cũng nhƣ cả những bí quyết trong kinh doanh. Khi đó, nếu họ muốn tách ra để hoạt động độc lập cũng có nhiều thuận lợi hơn.

Vốn cũng là một điều kiện để đƣợc kinh doanh nhƣợng quyền. Mặc dù không cần đến khoản vốn đầu tƣ nhiều khi khởi sự kinh doanh nhƣng bên nhận quyền phải có một nguồn vốn độc lập cố định. Khoản vốn này sẽ đƣợc bên nhƣợng quyền sử dụng để thiết kế, sắp xếp cửa hàng hoặc chi trả cho những trang thiết bị vật chất. Khi tham gia vào một hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại, bên nhận quyền hoàn toàn phải tuân theo những sắp xếp của bên nhƣợng quyền và để đồng nhất với các “mắt xích” khác trong cùng hệ thống. Bên nhận quyền có thể nhận đƣợc hỗ trợ về mặt tài chính của bên nhƣợng quyền, mặc dù đây không phải là quy định bắt buộc của bên nhƣợng quyền mà chỉ là cách thức bên nhƣợng quyền giúp đỡ bên nhận quyền để họ thuận lợi hơn khi kinh doanh. Điều này sảy ra khi bên nhận quyền đã có sẵn vị trí, mặt bằng kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn của bên nhƣợng quyền hoặc bên nhƣợng quyền muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại khu vực đó.

Bên nhận quyền thƣơng mại bao gồm cả bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhƣợng quyền thứ cấp. Theo [6, Điều 3, khoản 1,2,3,4,5] thì bên nhƣợng quyền có thể là bên nhận quyền và ngƣợc lại. Theo đó, thƣơng nhân nhận quyền thƣơng mại từ bên nhƣợng quyền ban đầu đƣợc gọi là “bên nhận quyền sơ cấp”. Bên nhận quyền sơ cấp mà cấp lại quyền thƣơng mại cho bên thứ ba thì đƣợc gọi là bên nhƣợng quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp là thƣơng nhân nhận lại quyền thƣơng mại từ bên nhƣợng quyền thứ cấp. Quy định này tạo nên sự linh hoạt trong hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại, và phù hợp với các mục đích đa dạng, khác nhau của mỗi bên trong quan hệ NQTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)