Vấn đề sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 85 - 87)

Sở hữu trí tuệ của chủ thƣơng hiệu chủ yếu bao gồm nhãn hiệu, thƣơng hiệu, biểu tƣợng, thiết kế, tên miền và một số các chi tiết khác. Chủ sở hữu nhãn hiệu có tồn quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm trí tuệ của mình, đó là quyền sử dụng, cho ngƣời khác sử dụng và định đoạt đối với sản phẩm trí tuệ của mình. Thơng thƣờng, bên nhƣợng quyền ban đầu là chủ sở hữu của nhãn hiệu, biểu tƣợng hàng hoá, dịch vụ gắn liền với quyền thƣơng mại đƣợc nhƣợng trong hợp đồng NQTM. Để đảm bảo sự toàn vẹn các quyền này và đồng thời đƣợc pháp luật bảo vệ và ghi nhận hợp pháp thì chủ sở hữu nhãn hiệu, biểu tƣợng cần phải đăng ký bảo hộ và đƣợc pháp luật ghi nhận thông qua việc cấp bằng sở hữu. Thực tế đã sảy ra rất nhiều trƣờng hợp chủ sở hữu của nhãn hiệu vì khơng đăng ký bảo hộ nên đã mất toàn quyền sử dụng cũng nhƣ định đoạt toàn bộ các nhãn hiệu, biểu tƣợng hàng hoá, dịch vụ , khẩu hiệu kinh doanh của mình vì bị ngƣời khác đăng ký bảo hộ trƣớc. Đây là một bài học rất lớn cho các chủ doanh nghiệp, vì để tạo đƣợc một nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, có thƣơng hiệu khơng phải dễ dàng gì mà mất rất nhiều công sức, tiền bạc, thời gian, thậm chí phải chịu thất bại nhiều lần. Một trong các nghĩa

vụ của bên nhƣợng quyền khi giao kết HĐNQTM là phải đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp các tài sản sở hữu trí tuệ trong hợp đồng. Đồng thời, khi là ngƣời sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ thì bên nhƣợng quyền cịn có những điều kiện bắt buộc đối với bên nhận quyền để đảm bảo sự thống nhất trong việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ và tránh sự lợi dụng của đối tác. Do vậy, trong hợp đồng NQTM nên có riêng một khoản mục nói về quyền sử dụng tài sản trí tuệ này mà trong đó chủ thƣơng hiệu sẽ nghiêm cấm bên nhận quyền sử dụng tuỳ tiện trong bất kỳ trƣờng hợp nào. Sau đây là một số ví dụ hạng mục về sở hữu trí tuệ nên đƣợc lƣu ý trong hợp đồng NQTM mà TS Lý Quý Trung đã đƣa ra [12]:

- Liệt kê những tài sản trí tuệ cụ thể nào chủ thƣơng hiệu cấp phép cho đối tác nhận quyền thƣơng mại sử dụng;

- Xác nhận từ phía đối tác mua quyền thƣơng mại rằng bên nhƣợng quyền là ngƣời chủ sở hữu thƣơng hiệu;

- Xác nhận của bên nhận quyền rằng chủ thƣơng hiệu sẽ là chủ sở hữu của bất kỳ uy tín, danh tiếng nào phát sinh từ việc kinh doanh của cửa hàng nhận quyền thƣơng mại;

- Nghiêm cấm bên nhận quyền đăng ký tên hiệu của chủ thƣơng hiệu hay bảo hộ bất kỳ tài sản trí tuệ tƣơng tự nào;

- Nghiêm cấm bên nhận quyền chuyển nhƣợng lại thƣơng hiệu hoặc uỷ quyền cho bất kỳ bên thứ ba nào sử dụng, nếu khơng có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhƣợng quyền ban đầu;

- Nghĩa vụ của bên nhận quyền phải huỷ bỏ, ngừng sử dụng thƣơng hiệu nhƣợng quyền một khi HĐNQTM hết thời hạn hay bị chấm dứt trƣớc thời hạn, hoặc phát hiện hợp đồng khơng có hiệu lực do bên nhận quyền khơng đủ điều kiện để nhận quyền;

- Ghi rõ xác nhận của bên nhận quyền rằng sẽ không sử dụng thƣơng hiệu, tài sản trí tuệ của chủ thƣơng hiệu trong bất kỳ trƣờng hợp nào ngay sau khi hợp đồng NQTM khơng cịn hiệu lực. Bên nhận quyền có nghĩa vụ tháo dỡ ra khỏi nơi kinh doanh tất cả những biểu tƣợng, kiểu mẫu, hình ảnh của chủ thƣơng hiệu khi hợp đồng NQTM chấm dứt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)