Quyền và nghĩa vụ của các bên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 73 - 81)

Hợp đồng ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, các bên có trách nhiệm phải tuân theo đúng các nghĩa vụ này trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. “Hợp đồng nhƣợng quyền phải đƣợc lập rõ ràng, trong đó quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên tƣơng ứng và các điều khoản khác liên quan đến quan hệ này.”[21]. Đây là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng và cần phải thể

hiện cụ thể nhất. Để thực hiện đƣợc hợp đồng thì cả bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền phải có các quyền và nghĩa vụ để hoạt động một cách tốt nhất. Nội dung trong hợp đồng cũng phải đề cập đến vấn đề xây dựng kế hoạch tiến độ thời hạn, địa điểm và phƣơng thức nhƣợng quyền này đƣợc thực hiện ở đâu và trong phạm vi bao lâu, thực hiện theo từng giai đoạn nhƣ thế nào.

Bên nhƣợng quyền sẽ gửi cho bên nhận quyền các nội dung chính của hợp đồng để họ nghiên cứu và bổ sung thêm các điều khoản cần thiết. Nghĩa vụ của bên nhận quyền chủ yếu là cam kết về việc thực hiện hợp đồng, trong quá trình thực hiện hợp đồng, phạm vi lãnh thổ và thời hạn thực hiện. Thông thƣờng, các nhà dự định nhƣợng quyền sẽ hỗ trợ ban đầu về cơ sở vật chất cho bên nhận quyền, hoặc nếu khơng hỗ trợ thì có thể th hoặc mua lại các vật dụng cần thiết để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Bên nhƣợng quyền nếu khơng quy định rõ thì nhất thiết bên nhận quyền phải trao đổi xem liệu mình có đƣợc phép chỉnh sửa một số quy định trong hệ thống nhƣợng quyền, nếu có thì đƣợc chỉnh sửa đến đâu và phải thơng báo những gì cho nhà nhƣợng quyền.

* Quyền và nghĩa vụ của bên nhƣợng quyền

Luật thƣơng mại 2005 có đƣa ra những quy định tham khảo về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên nếu nhƣ các bên khơng có thoả thuận nào khác, hoặc nếu các bên không muốn ghi rõ trong hợp đồng. Theo Luật thƣơng mại,[2, Điều 286] thƣơng nhân nhƣợng quyền có các quyền sau đây:

“1. Nhận tiền nhƣợng quyền ;

3. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống NQTM và mạng lƣới NQTM;

4. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống NQTM và sự ổn định về chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ”.

Thƣơng nhân nhƣợng quyền nếu khơng có thoả thuận nào khác thì có các nghĩa vụ sau đây:

2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thƣờng xuyên cho thƣơng nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống NQTM.

3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thƣơng nhân nhận quyền;

4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tƣợng đƣợc ghi trong hợp đồng nhƣợng quyền;

5. Đối xử bình đẳng với các thƣơng nhân nhận quyền trong hệ thống NQTM.” Ngoài những nghĩa vụ trên, bên nhƣợng quyền cịn phải có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhƣợng quyền và cung cấp thông tin dự định nhƣợng quyền đến cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đây là những nghĩa vụ tiền hợp đồng, tức là bên nhƣợng quyền phải thực hiện trƣớc khi ký hợp đồng NQTM. Dự thảo của bản hợp đồng dự định nhƣợng quyền cũng sẽ phải đƣợc cung cấp cho cơ quan này.

Ngƣời cấp phép nhƣợng quyền sẽ giữ quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của ngƣời nhận quyền, thu phí nhận quyền và khoản phí (hoa hồng) định kỳ tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Hai khoản phí này đƣợc coi là chi phí phải trả cho quyền tham gia vào quan hệ nhận quyền và sử dụng hệ thống và thƣơng hiệu của nhà nhƣợng quyền. Cũng vì thế có ý kiến cho rằng Ngƣời nhận quyền không đƣợc coi là một doanh nhân thực sự vì họ khơng có đƣợc sự tự lập cần thiết về cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống, ngƣời nhận quyền có thể cũng chịu ảnh hƣởng của những rủi ro của hệ thống. Khắc phục điều này đòi hỏi ngƣời nhận quyền phải cân bằng các hạn chế trong “dây chuyền” với khả năng điều hành hoạt động kinh doanh của cá nhân.

Một thế mạnh khác đồng thời cũng là một nhƣợc điểm là mong đợi của công chúng khi họ đến mua dịch vụ hay hàng hoá từ một cửa hàng trong hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại. Chỉ cần thái độ phục vụ của một nhân viên ở một cơ sở đào tạo lập trình viên Aptech khơng tốt có thể dẫn đến những nhận xét tiêu cực của khách hàng đối với bất kỳ cơ sở đào tạo nào mang cùng thƣơng hiệu. Thậm chí có những tin tồn thất thiệt về một khâu sẽ có ảnh hƣởng tiêu cực tới toàn bộ chuỗi cung ứng. Để bảo vệ hệ thống, các nhà nhƣợng quyền thƣờng áp dụng những biện pháp kiểm

soát nghiêm ngặt để đảm bảo sự đáp ứng tiêu chuẩn ở các phần tử trong toàn bộ hệ thống.

Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà nhƣợng quyền gặp phải trong qúa trình kinh doanh là thƣơng hiệu “nhái”. Do chất lƣợng của các hàng giả thƣơng hiệu không đạt tiêu chuẩn, gây nhầm lẫn cho khách hàng và ảnh hƣởng nghiêm trọng tới uy tín của nhà nhƣợng quyền và doanh thu của các bên. Hiện tƣợng này buộc các nhà nhƣợng quyền luôn phải ở trong tƣ thế sẵn sàng để tham gia các vụ kiện vi phạm bản quyền. Thống kê gần đây của Công ty cà phê Trung Nguyên cho biết có hàng trăm cửa hàng cà phê Trung Nguyên giả mà khơng thể kiểm sốt và xử lý triệt để đƣợc. Hầu hết các cửa hàng này chỉ treo biển hiệu của cà phê Trung Nguyên nhƣng bên trong cửa hàng thì kinh doanh đủ các loại đồ uống, thậm chí cà phê sử dụng trong đó cũng không phải là của hãng Trung Nguyên.

* Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền

Trƣớc hết, ngƣời nhận quyền phải chịu ràng buộc bởi những điều khoản của hợp đồng NQTM. Ngƣời nhận quyền đƣợc phép kinh doanh trong một không gian địa lý nhất định và phải áp dụng cách thức kinh doanh của ngƣời nhƣợng quyền chuyển giao. Ngƣời nhận quyền sẽ đƣợc hƣởng những quyền chủ yếu sau:

- Quyền phân phối. Ngƣời nhận quyền ký hợp đồng nhƣợng quyền là để mua quyền phân phối sản phẩm trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Ngƣời nhận quyền không đƣợc phép tái chuyển nhƣợng quyền này cho một bên khác nếu không đƣợc sự đồng ý của nhà nhƣợng quyền cũng nhƣ không đƣợc tách ra khỏi hệ thống để thực hiện các ý tƣởng kinh doanh của mình trên nền tảng kinh doanh của bên nhƣợng quyền.

- Sản phẩm và khách hàng. Khi tham gia vào hệ thống nhƣợng quyền, thông thƣờng nhà nhƣợng quyền sẽ trở thành nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cho hoạt động kinh doanh và ngƣời nhận quyền mặc nhiên có đƣợc những khách hàng truyền thống của hệ thống. Ví dụ, cơng ty cà phê Trung Nguyên sẽ cung cấp cà phê các chủng loại cho toàn bộ hệ thống với giá ƣu đãi, các khách hàng trung thành với hƣơng vị cà

phê Trung Nguyên có thể thƣởng thức ở hơn 1000 cửa hàng nhƣợng quyền của Trung Nguyên ở trong và ngoài nƣớc.

- Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, hoạt động tiếp thị. Uy tín của một mắt xích trong hệ thống nhƣợng quyền sẽ quyết định uy tín của cả một hệ thống, đặc biệt là đối với những hệ thống nhƣợng quyền mới phát triển. Do vậy, một trong những vấn đề đƣợc nhà nhƣợng quyền rất quan tâm là hoạt động đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm quản lý, điều hành. Điều này giúp tạo nền tảng vững chắc cho nhà nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận và giữ đƣợc uy tín của sản phẩm.

- Đƣợc cấp phép. Ngƣời nhận quyền đƣợc phép phân phối hàng hoá, dịch vụ mang thƣơng hiệu, nhãn hiệu, hình thức quảng cáo hay các biểu tƣợng mang tính thƣơng mại khác, đồng thời có quyền tiếp cận các số liệu về hoạt động kinh doanh của hệ thống nhƣợng quyền, các bí quyết cơng nghệ tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất.

Những quy định trên sẽ đảm bảo đƣợc tính đồng bộ trong hoạt động của toàn bộ hệ thống NQTM. Tuy nhiên, những quy định đó cũng sẽ hạn chế tính năng động và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của ngƣời nhận quyền. Mặc dù ngƣời nhận quyền có thể thừa hƣởng đƣợc uy tín của thƣơng hiệu, mặc nhiên có đƣợc lƣợng khách hàng truyền thống của ngƣời nhƣợng quyền và khơng cần đầu tƣ trí tuệ nhiều để xây dựng mơ hình kinh doanh cá nhân nhƣ kinh doanh độc lập nhƣng những điều khoản của hợp đồng nhƣợng quyền làm giảm tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Ngƣời nhận quyền hầu nhƣ khơng cịn “khoảng trống” để phát huy những ý tƣởng kinh doanh sáng tạo của riêng mình. Từ các bí quyết cơng nghệ, nhãn hiệu, lơgơ, chiến dịch tiếp thị quảng cáo đến trang phục của nhân viên, cách bài trí cửa hàng,… đều phải thực hiện theo đúng quy định nhà nhƣợng quyền. Bản sắc kinh doanh từng cá thể cũng chính là bản sắc kinh doanh của cả hệ thống. Mặc dù kinh doanh trên nền tảng của phƣơng thức kinh doanh đã chứng minh sự thành cơng nhƣng khơng có nghĩa là mọi thứ của phƣơng thức đó đều hợp lý, vì đó là sản phẩm trí tuệ của một cá nhân, hoặc nhóm ngƣời đầu tiên xây dựng và phát triển nên

thƣơng hiệu. Trong khi đó, đối với kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống thì cịn phải tuỳ thuộc vào thói quen và khẩu vị của từng địa phƣơng nhất định. Ở khu vực địa lý này, ngƣời dân có thói quen và khẩu vị ăn uống không giống với những nơi khác, do vậy nếu bê nguyên si công thức nấu ăn và khẩu vị đến khu vực khác có thể khơng đạt đƣợc thành cơng nhƣ mong đợi. Sự linh hoạt của bên nhận quyền ở đây là có thể thay đổi lƣợng gia vị, mặc dù cách thức pha chế, chế biến vẫn phải giữ đƣợc nét cơ bản để sản phẩm đƣợc tạo ra không khác so với sản phẩm đã đƣợc nhƣợng quyền mà vẫn làm hài lòng đƣợc các “thƣợng đế”. Trong khi nghiên cứu hợp đồng, các bên cần phải chú ý đến vấn đề này.

Quyền và nghĩa vụ của thƣơng nhân nhận quyền đƣợc pháp luật Việt Nam [2] quy định khá cụ thể tại hai điều luật sau:

“Điều 288. Quyền của thƣơng nhân nhận quyền

Trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác, thƣơng nhân nhận quyền có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu thƣơng nhân nhƣợng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có

liên quan đến hệ thống NQTM;

2. Yêu cầu thƣơng nhân nhƣợng quyền đối xử bình đẳng với các thƣơng nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại.

Điều 289. Nghĩa vụ của thƣơng nhân nhận quyền

Trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác, thƣơng nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

3. Trả tiền nhƣợng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng NQTM. 4. Đầu tƣ đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền

và bí quyết kinh doanh mà bên nhƣợng quyền chuyển giao;

5. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hƣớng dẫn của bên nhƣợng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thƣơng nhân nhƣợng quyền;

6. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã đƣợc nhƣợng quyền, kể cả sau khi hợp đồng NQTM kết thúc hoặc chấm dứt;

7. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác(nếu có) hoặc hệ thống của bên nhƣợng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại;

8. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống NQTM;

9. Không đƣợc nhƣợng quyền lại trong trƣờng hợp khơng có sự chấp nhận của bên nhƣợng quyền.”

Ngoài các nghĩa vụ đƣợc pháp luật quy định, các bên có thể thoả thuận thêm về các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng NQTM. Luật thƣơng mại chỉ quy định những điều khoản tối thiểu cần phải có và qua đó cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên.

Luật các quy tắc về NQTM của Italia [18, Điều 5] quy định nghĩa vụ của Bên nhận quyền nhƣ sau:

“1. Trừ trƣờng hợp bất khả kháng, bên nhận quyền sẽ không thay đổi địa điểm văn phòng đã đăng ký nhƣ đã đƣợc đề cập đến trong hợp đồng nhƣợng quyền mà khơng có sự đồng ý trƣớc của bên nhƣợng quyền.

2. Bên nhận quyền phải cam kết tôn trọng việc bảo mật nghiêm ngặt về nội dung của các hoạt động theo quyền đƣợc nhƣợng thậm chí kể cả sau khi chấm dứt hợp đồng, các nhân viên và các cộng tác viên của bên nhận quyền cũng phải tôn trọng cam kết trên.”

Luật này còn quy định cả nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tiền hợp đồng. Cụ thể nhƣ sau:

“1. Bên nhƣợng quyền sẽ tiến hành giao dịch với bên nhận quyền tƣơng lai trên tinh thần thiện chí, cơng bằng và trung thực và sẽ cung cấp cho bên nhận quyền tƣơng lai bất cứ thông tin nào mà bên nhận quyền cho là cần thiết hay hữu ích vì mục tiêu thực hiện hợp đồng nhƣợng quyền một cách đúng mức. Bên nhận quyền có thể giữ lại các thơng tin này nếu đó là những thơng tin cần bảo mật hoặc có thể đó là những thơng tin nếu cung cấp cho bên nhận quyền tƣơng lai sẽ xâm hại đến quyền lợi của bên thứ ba.

2. Bên nhƣợng quyền sẽ phải lý giải nguyên nhân không thể cung cấp thông tin theo yêu cầu của bên nhận quyền tƣơng lai.

3. Bên nhận quyền tƣơng lai sẽ tiến hành giao dịch với bên nhƣợng quyền trên tinh thần thiện chí, cơng bằng và trung thực và sẽ cung cấp cho bên nhƣợng quyền bất cứ thông tin nào nếu Bên nhƣợng quyền cho là cần thiết vì mục tiêu thực hiện hợp đồng một cách đúng mức, chính xác và tồn diện; thậm chí cả những thông tin cần cung cấp mặc dù bên nhƣợng quyền không yêu cầu.” [18, Điều 6].

* Về các quyền lợi ƣu tiên và điều khoản có liên quan tới phạm vi hoạt động trong hợp đồng

- Trụ sở kinh doanh của bên nhận quyền. Thơng thƣờng, bên nhƣợng quyền có đƣa ra một số yêu cầu bắt buộc về lựa chọn vị trí kinh doanh của bên nhận quyền, tuỳ thuộc vào hàng hoá, dịch vụ đƣợc nhƣợng quyền. Bên nhận quyền sẽ không đƣợc phép chuyển trụ sở nếu nhƣ chƣa có sự chấp thuận bằng văn bản của bên nhƣợng quyền. Đối với các nhà kinh doanh nhƣợng quyền, thì yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh chính là vị trí, địa điểm kinh doanh. Đó phải là nơi đơng dân cƣ, thuận tiện cho việc đi lại hoặc cửa hàng dễ dàng đƣợc nhìn thấy ở nhiều hƣớng khác nhau. Trong phạm vi địa lý kinh doanh này, bên nhận quyền sẽ không đƣợc phép cung cấp hàng hố do mình sản xuất cho khách hàng tại phạm vi hoạt động của doanh nghiệp khác nằm trong mạng lƣới kinh doanh. Điều khoản này nhằm bảo vệ quyền lợi của các thƣơng nhân nhận quyền khác trong hệ thống kinh doanh. Và nêú vi phạm, bên nhƣợng quyền rất có thể sẽ buộc bên nhận quyền phải chuyển giao lại toàn bộ quyền kinh doanh cho bên nhận quyền khác nằm trong hệ thống có vị trí gần đó.

- Quyền lợi ƣu tiên của bên nhận quyền. Khi bên nhận quyền thực hiện tốt theo cam kết trong hợp đồng và việc kinh doanh có hiệu quả, bên nhận quyền có thể đƣợc gia hạn tiếp tục thực hiện hợp đồng và đƣợc ƣu tiên cấp các quyền thƣơng mại khác (nhƣ đƣợc phép nhƣợng quyền cho bên thứ ba) hoặc đƣợc cấp quyền kinh doanh trong lĩnh vực mới của bên nhƣợng quyền nếu nhƣ đủ tiêu chuẩn do bên nhƣợng quyền đƣa ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)