Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại vô hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 108 - 110)

a, Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

3.4. Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại vô hiệu

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể các trƣờng hợp dẫn đến hợp đồng NQTM vô hiệu. Tuy nhiên, dựa vào các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực có thể suy ra khi hợp đồng khơng đáp ứng đƣợc một trong các điều kiện đó sẽ khiến hợp đồng vô hiệu. Nguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam bao gồm:

- Vô hiệu về chủ thể: Chủ thể không đáp ứng đƣợc các điều kiện về tƣ cách pháp lý, về thời gian hoạt động kinh doanh (đối với bên nhƣợng quyền thì thời gian hoạt động ít nhất là 01 năm trƣớc khi giao kết hợp đồng NQTM); chƣa đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; ngƣời trực tiếp ký kết hợp đồng không đủ thẩm quyền ký kết.

- Vô hiệu do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm công khai thông tin về hoạt động NQTM. Thông tin là yếu tố quan trọng giúp các bên đánh giá chính xác tình trạng và khả năng kinh doanh của đối tác.

- Vô hiệu do bị nhầm lẫn: Khi một bên có lỗi vơ ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng mà giao kết hợp đồng thì bên bị nhẫm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của hợp đồng, nếu bên kia khơng chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Nếu cả hai bên nhầm lẫn về nội dung chủ yếu khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng vơ hiệu.

- Vơ hiệu do bị lừa dối, đe doạ: Có thể đƣa ra 5 tiêu chí để xác định một hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng: (1) đƣa ra một thông tin sai lệch về một sự việc; (2) ngƣời đƣa ra thơng tin biết rõ rằng thơng tin đó sai lệch sự thật; (3) với chủ ý làm cho ngƣời nghe tin vào thơng tin đó; (4) ngƣời nhận đƣợc thông tin đã tin tƣởng vào thơng tin đó và giao kết hợp đồng; (5) việc giao kết hợp đồng đó đã sảy ra thiệt hại cho ngƣời bị lừa dối. Một hành vi cũng đƣợc coi là lừa dối nếu một bên hứa thực hiện một hành vi mà mình khơng có chủ ý thực hiện, đƣa ra thơng tin, ý kiến, nhận xét sai lệch về những điều mà bên kia không thể biết đƣợc. Theo Điều 132 BLDS 2005 thì lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của ngƣời thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tƣợng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó; Đe doạ là hành vi cố ý của một bên hoặc ngƣời thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.

- Vơ hiệu do không tuân thủ điều kiện về hình thức: Hình thức bắt buộc áp dụng trong hợp đồng NQTM là văn bản hoặc tƣơng đƣơng văn bản nhƣ điện báo, telex, fax, thơng điệp dữ liệu, tức là các hình thức đƣợc thể hiện bằng chữ. Thông thƣờng Tồ án hoặc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khác yêu cầu các bên sửa đổi lại hình thức trong một thời gian nhất định, nếu q thời hạn trên mà khơng sửa đổi thì hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.

- Vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội: Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Ví dụ: hàng hố, dịch vụ đƣợc phép kinh doanh NQTM khơng thuộc danh mục hàng hố, dịch vụ cấm kinh doanh. Trƣờng hợp thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì phải đƣợc cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tƣơng đƣơng hoặc có đủ điều kiện kinh doanh. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa ngƣời với ngƣời trong đời sống xã hội, đƣợc cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. [1, Điều 128]. Việc xác định tính trái đạo đức xã hội phụ thuộc vào hai điều kiện: (1) phải tồn tại

một quan hệ hợp đồng giữa hai hay nhiều bên không ngang sức; (2) bên yếu thế đã cam kết hợp đồng hoặc một số điều khoản bất lợi cho mình do khơng có khả năng đàm phán hoặc mặc cả.

Khi hợp đồng bị tun bố vơ hiệu thì các bên ngừng việc thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng trên nguyên tắc trả lại cho nhau những gì đã nhận, thanh tốn những gì đã thực hiện trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)