Chuyển giao quyền thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 105 - 108)

a, Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

3.3. Chuyển giao quyền thƣơng mạ

Chuyển giao quyền thƣơng mại đƣợc hiểu là bên nhận quyền trong mối quan hệ với bên nhƣợng quyền ban đầu chuyển giao lại toàn bộ các quyền thƣơng mại trong hợp đồng NQTM cho bên thứ ba. Việc chuyển giao này có thể sảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, vì một lý do nào đó bên nhận quyền khơng muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng mà muốn chuyển giao cho ngƣời khác thay vì chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn mà phần bất lợi sẽ sảy ra cho mình. Tuy vậy, bên nhận quyền

không thể tự ý chuyển giao quyền cho ngƣời khác mà phải đƣợc sự đồng ý của bên nhƣợng quyền. Việc chuyển giao quyền thƣơng mại có thể coi là một cách “bán” hợp đồng NQTM cho ngƣời khác. Điều này hoàn toàn khác với việc bên nhận quyền đƣợc phép cấp quyền thƣơng mại cho bên thứ ba. Đối với phƣơng thức cấp lại quyền thƣơng mại, bên nhận quyền thƣờng đã hoạt động kinh doanh theo phƣơng thức NQTM thành công và muốn mở rộng thêm các cửa hàng nhƣợng quyền trong hệ thống NQTM, hoặc muốn nhân rộng thêm mơ hình kinh doanh này. Đây là một hoạt động tạo đƣợc sự linh hoạt để có thể phát triển hơn nữa, nhân rộng hơn nữa mơ hình kinh doanh NQTM. Vì khơng ai am hiểu địa phƣơng mình hơn ngƣời dân bản địa. Khi kinh doanh có hiệu quả, bên nhận quyền muốn mở rộng phạm vi kinh doanh nhƣng lại vƣớng trong hợp đồng về phạm vi địa lý hoạt động kinh doanh của mình, trong khi họ có khả năng để nhân rộng thêm mơ hình kinh doanh cho bên nhƣợng quyền ban đầu và có thể phát huy sự thành cơng nếu mơ hình này đƣợc mở rộng phạm vi hoạt động.

Đối với trƣờng hợp chuyển giao quyền thƣơng mại, nhằm chống lạm quyền từ phía bên nhận quyền, pháp luật các nƣớc đều có quy định bên nhận quyền đƣợc phép chuyển giao quyền thƣơng mại cho bên thứ ba nếu đƣợc bên nhƣợng quyền ban đầu cho phép. Bên nhận quyền lại phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nhƣ bên nhận quyền sơ cấp, thậm chí có thể khắt khe hơn để tránh sự lạm dụng. Quyền thƣơng mại đƣợc chuyển giao có thể vẫn gắn với vị trí kinh doanh, chỉ thay đổi về nhân sự điều hành. Đây có thể coi là hình thức thay đổi hợp đồng trong quá trình thực hiện.

Việc chuyển giao quyền thƣơng mại cho bên thứ ba đƣợc pháp luật Việt Nam quy định nhƣ sau:

“1. Bên nhận quyền đƣợc chuyển giao quyền thƣơng mại cho bên dự kiến nhận quyền khác khi đáp ứng đƣợc các điều kiện sau đây:

a, Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các quy định đối với bên nhận quyền;

b, Đƣợc sự chấp thuận của Bên nhƣợng quyền đã cấp quyền thƣơng mại cho mình (sau đây gọi tắt là Bên nhƣợng quyền trực tiếp).

2. Bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thƣơng mại cho Bên nhƣợng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc văn bản yêu cầu của Bên nhận quyền, Bên nhƣợng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:

a, Chấp thuận việc chuyển giao quyền thƣơng mại của Bên nhận quyền;

b, Từ chối việc chuyển giao quyền thƣơng mại của Bên nhận quyền theo các lý do quy định tại khoản 3 Điều này.

Trong thời hạn 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhƣợng quyền trực tiếp khơng có văn bản trả lời thì đƣợc coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thƣơng mại của Bên nhận quyền.

3. Bên nhƣợng quyền trực tiếp chỉ đƣợc từ chối việc chuyển giao quyền thƣơng mại của Bên nhận quyền khi có một trong các lý do sau đây:

a, Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng NQTM;

b, Bên dự kiến nhận chuyển giao chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhƣợng quyền trực tiếp;

c, Việc chuyển giao quyền thƣơng mại sẽ có ảnh hƣởng bất lợi lớn đối với hệ thống NQTM hiện tại;

d, Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Bên nhận quyền theo hợp đồng NQTM;

đ, Bên nhận quyền chƣa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhƣợng quyền trực tiếp, trừ trƣờng hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.

4. Bên chuyển giao quyền thƣơng mại mất quyền thƣơng mại đã chuyển giao. Mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thƣơng mại của Bên chuyển giao đƣợc chuyển cho bên nhận chuyển giao, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác.” [ 6, Điều 15].

Về nguyên tắc, khi hợp đồng đƣợc giao kết thì mọi điều khoản trong hợp đồng khơng thể bị thay đổi, trừ trƣờng hợp các bên đều đồng ý sự thay đổi này. Nếu bên nhận quyền trong hợp đồng NQTM khơng cịn, hợp đồng có thể chấm dứt. Nếu một bên khác muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng đó thì khơng những phải đáp ứng tiêu chuẩn của bên nhƣợng quyền đƣa ra, phải chấp thuận tất cả các điều khoản của hợp đồng đang thực hiện mà phải đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện theo hợp đồng NQTM.

Quy định nhƣ trên thể hiện sự linh hoạt trong quá trình thực hiện hợp đồng, tránh sự đầu tƣ lãng phí khi bên nhận quyền không thể hoặc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)