Nghị giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 93 - 98)

a, Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

3.1.1 nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng theo cách hiểu chung là việc một bên đƣa ra đề nghị trong đó thể hiện rõ ý muốn giao kết hợp đồng với một đối tƣợng cụ thể với các

điều khoản cần thiết của một hợp đồng. “Một đề nghị đƣợc gọi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên đƣa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết đƣợc chấp nhận” [23, Điều 2.1.2].

Pháp luật Việt Nam [1, Điều 390] định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng nhƣ sau: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đƣa ra đề nghị đối với bên đƣợc đề nghị đã đƣợc xác định cụ thể.”

Đối với NQTM, đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên (thƣờng là bên nhƣợng quyền) đƣa ra đề nghị giao kết hợp đồng, trong đó thể hiện rõ ý định xác lập hợp đồng với một đối tƣợng cụ thể. Đề nghị này phải nêu rõ những điều khoản cụ thể về nội dung của hợp đồng, thơng thƣờng phải có đầy đủ những thông tin mà pháp luật quy định bắt buộc phải có đối với một hợp đồng NQTM. Bản đề nghị này khác với một bản chào hàng hay giới thiệu sản phẩm, vì nội dung trong đó khơng thể hiện ý định ràng buộc trách nhiệm của bên chào hàng mà chỉ đƣa ra những thơng tin chính về sản phẩm, những tính năng hay tác dụng của sản phẩm hoặc chất lƣợng của dịch vụ, đồng thời có thể đƣa ra những lợi ích mà khách hàng có đƣợc khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bên chào hàng. Bản chào hàng hay giới thiệu sản phẩm có thể đi kèm với đề nghị giao kết hợp đồng để tăng tính thuyết phục cho bản đề nghị giao kết hợp đồng nhƣng không phải là phụ lục của hợp đồng. Nhƣng riêng đối với hợp đồng NQTM, do tính chất riêng biệt của nó nên pháp luật quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhƣợng quyền trƣớc khi ký kết hợp đồng NQTM. Bản giới thiệu về hoạt động NQTM đƣợc gửi đính kèm với đề nghị giao kết hợp đồng để bên nhận đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng.

Đề nghị giao kết hợp đồng phải đáp ứng đƣợc hai yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, thể hiện đƣợc ý chí giao kết hợp đồng. Thứ hai, tính xác định của chủ thể đƣợc đề nghị. Vì đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện ý định muốn giao kết hợp đồng nên phải cụ thể, chi tiết tất cả những nội dung cần thiết của hợp đồng để nếu bên đƣợc đề nghị chấp nhận là hợp đồng đƣợc ký kết dựa vào bản đề nghị đó. Nội dung của bản đề nghị giao kết hợp đồng NQTM phải có những thơng tin giống nhƣ dự thảo

của một hợp đồng NQTM sẽ dự định ký kết nếu bên đƣợc đề nghị chấp nhận. Nếu nhƣ việc chuyển nhƣợng diễn ra trong lãnh thổ Việt Nam thì nội dung của hợp đồng có thể đơn giản hơn. Nếu muốn bán quyền thƣơng mại ra nƣớc ngồi thì cần phải thận trọng hơn. Bên đƣa ra đề nghị giao kết hợp đồng sẽ phải nghiên cứu kỹ pháp luật của nƣớc mà mình dự định ký kết hợp đồng với đối tác của nƣớc đó. Vì hầu nhƣ các nƣớc đều có những quy định pháp luật riêng cho hoạt động NQTM, nhất là các thông tin liên quan đến việc cung cấp thông tin về hoạt động NQTM và nội dung của hợp đồng. Trong pháp luật Việt Nam có đƣa ra những nội dung cần có trong một hợp đồng NQTM thì bản đề nghị giao kết hợp đồng cũng phải thể hiện đầy đủ những thơng tin đó. Bản đề nghị này cũng phải xác định rõ chủ thể của đề nghị. Nó phải nói rõ ý chí của bên đề nghị muốn đƣợc giao kết hợp đồng với ai, là công ty hay một cá nhân kinh doanh, địa chỉ ở đâu và liên lạc bằng cách nào. Còn nếu đề nghị hƣớng tới một tập hợp ngƣời không xác định (nhƣ quảng cáo, mời thăm cửa hàng, tiếp thị…) sẽ không đƣợc coi là đề nghị giao kết hợp đồng.

Trong hợp đồng kinh tế thơng thƣờng, các bên bình đẳng với nhau về việc đƣa ra đề nghị giao kết. Nhƣng trong hợp đồng NQTM, vì bên nhƣợng quyền có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của mình nên bên nhƣợng quyền sẽ đƣa ra đề nghị giao kết. Bên nhƣợng quyền sẽ soạn thảo hợp đồng mẫu cùng các thông tin về hoạt động kinh doanh của mình gửi cho bên dự định nhận quyền. Sự thoả thuận của bên dự định nhận quyền trong hợp đồng NQTM là rất ít, nếu có thì chỉ là những điều khoản không cơ bản hoặc là muốn làm rõ những điều chƣa cụ thể trong hợp đồng. Đối với các hợp đồng kinh tế khác, yếu tố thoả thuận có thể đạt đƣợc tối đa thể hiện ở việc các bên có thể trao đổi, bàn bạc với nhau về các điều khoản cụ thể của hợp đồng cho đến khi thống nhất ý chí, thì hợp đồng NQTM, yếu tố thoả thuận không thể đạt đƣợc tối đa. Hợp đồng NQTM là loại hợp đồng gia nhập, tức là một bên chỉ có thể chấp nhận nội dung của hợp đồng mà không đƣợc phép sửa đổi, bổ sung hoặc đƣợc thể hiện đúng ý chí của mình. Tức là bên đề nghị giao kết hợp đồng khi đƣa ra đề nghị đã bao gồm tất cả những nội dung chủ yếu, cần thiết của hợp đồng và bên đƣợc đề nghị chỉ có thể chấp nhận hoặc

không. Bên đề nghị giao kết soạn thảo sẵn các quy định bắt buộc đƣợc coi là mẫu áp dụng cho tất cả trƣờng hợp giao kết hợp đồng, Bên đƣợc đề nghị chỉ việc tuân theo các điều khoản đó mà khơng đƣợc phép bổ sung điều khoản hay điều kiện nào khác, tức là bên đƣợc đề nghị “gia nhập” vào hợp đồng nếu đồng ý chứ không phải hai bên cùng đƣa ra các điều khoản của hợp đồng trên cơ sở thống nhất ý chí. Trong hợp đồng NQTM, pháp luật đã có quy định trách nhiệm phải công khai thông tin và cung cấp trƣớc một hợp đồng mẫu trƣớc khi giao kết hợp đồng thực sự. Các thông tin đƣợc công khai và nội dung trong bản hợp đồng mẫu sẽ đƣợc bên dự định nhận quyền nghiên cứu kỹ lƣỡng, tiếp cận những thông tin cần thiết của đối tác trƣớc khi ký kết hợp đồng. Bên nhƣợng quyền khi soạn thảo hợp đồng bao giờ cũng dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống nhƣợng quyền, đồng thời bảo vệ hệ thống của mính trƣớc các tác động có thể gây ảnh hƣởng xấu đến hệ thống.

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực đƣợc ngƣời đề nghị quy định trong đó, hoặc khơng quy định thì sẽ có hiệu lực kể từ khi bên đƣợc đề nghị nhận đƣợc đề nghị đó. Các trƣờng hợp đƣợc coi là đã nhận đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng đƣợc quy định nhƣ sau [1, Điều 391]:`

a, Đề nghị đƣợc chuyển đến nơi cƣ trú, nếu bên đƣợc đề nghị là cá nhân; đƣợc chuyển đến trụ sở, nếu bên đƣợc đề nghị là pháp nhân;

b, Đề nghị đƣợc đƣa vào hệ thống thơng tin chính thức của bên đƣợc đề nghị; c, Khi bên đƣợc đề nghị biết đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các

phƣơng thức khác.

Thực ra quy định nhƣ mục (b) và (c) có sự khơng rõ ràng. Vì khó mà có thể xác định hệ thống thơng tin chính thức của bên đƣợc đề nghị là gì, hay phƣơng thức khác là phƣơng thức nào. Trừ khi cả hai bên đều biết rõ hệ thống thông tin chính thức của bên đối tác là gì, hay các phƣơng thức khác đƣợc các bên quy định với nhau từ trƣớc.

Khi đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì sẽ phát sinh trách nhiệm của các bên. Ví dụ, trong thời gian đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, bên đƣa ra đề nghị không đƣợc phép giao kết hợp đồng này với bên thứ ba nếu chƣa nhận đƣợc trả

lời của ngƣời đƣợc đề nghị. Do vậy, bản đề nghị này nên nêu rõ thời điểm phát sinh hiệu lực và thời hạn hiệu lực kể từ khi bên đƣợc đề nghị thông báo về việc nhận đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng.

Theo Bộ quy tắc về hoạt động NQTM của Australia, trong đề nghị giao kết hợp đồng đã đƣa ra thời gian cụ thể cho việc trả lời của bên đƣợc đề nghị. “một hợp đồng nhƣợng quyền sẽ có ràng buộc pháp lý đối với bạn nếu bạn ký nó. Bạn có quyền chờ trong thời hạn 14 ngày trƣớc khi bạn giao kết hợp đồng này.” Thậm chí, bộ quy tắc này còn cho phép bên đƣợc đề nghị có thể huỷ bỏ hợp đồng “ Trong trƣờng hợp đây là một hợp đồng nhƣợng quyền mới (hoặc một sự thay đổi, mở rộng hoặc chuyển giao) của một hợp đồng, bạn sẽ đƣợc quyền trong 7 ngày gọi là giai đoạn “cân nhắc” sau khi ký kết hợp đồng này, trong suốt thời gian đó bạn có thể huỷ bỏ hợp đồng mà khơng mất chi phí”.[19, Phụ lục 1].

Australia cịn có quy định về nghĩa vụ tiền hợp đồng. Nghĩa là ngồi việc phải cung cấp thơng tin nhƣ pháp luật đã quy định, bên nhƣợng quyền còn phải nhận đƣợc từ bên dự định nhận quyền việc xác nhận tƣ vấn về hợp đồng NQTM. Do vậy, Nghĩa là ngoài việc phải cung cấp thông tin nhƣ pháp luật đã quy định, bên nhƣợng quyền còn phải nhận đƣợc từ bên dự định nhận quyền việc xác nhận tƣ vấn về hợp đồng NQTM. khi nhận đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng, bên đƣợc đề nghị trả lời chấp thuận hay không chấp thuận việc giao kết, nếu nhƣ đồng ý giao kết sẽ phải gửi thêm một bản xác nhận đã đƣợc tƣ vấn về hợp đồng NQTM mà mình dự định ký kết.

Một vấn đề nữa phải đề cập đến là đề nghị giao kết hợp đồng có thể đƣợc thay đổi hoặc huỷ bỏ nhƣng phải thực hiện trƣớc khi bên nhận đƣợc đề nghị trả lời chấp thuận giao kết. Bên đề nghị có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trƣờng hợp sau đây [1, Điều 392 ]:

“a, Nếu bên đƣợc đề nghị nhận đƣợc thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trƣớc hoặc cùng với thời điểm nhận đƣợc đề nghị;

b, điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trƣờng hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc đƣợc thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.”

Đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể bị huỷ bỏ nếu trong đề nghị có nêu rõ việc này và phải thơng báo cho bên đƣợc đề nghị biết trƣớc khi họ trả lời chấp thuận đề nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)