Một số loại hình nhƣợng quyền thƣơng mại phổ biến trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 30 - 32)

Căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh thì nhƣợng quyền thƣơng mại có thể chia theo các loại hình sau:

a, Nhƣợng quyền sản xuất (Processing franchise)

Đây là loại hình NQTM theo đó bên nhƣợng quyền cho phép bên nhận quyền đƣợc sản xuất và cung cấp ra thị trƣờng các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu của bên nhƣợng quyền. Trong nhƣợng quyền sản xuất, quyền thƣơng mại đƣợc chuyển giao ngoài việc dƣợc sử dụng nhãn hiệu hàng hố cịn bao gồm cả cơng nghệ, bí

mật thƣơng mại. Bên nhận quyền sẽ đƣợc hỗ trợ đào tạo, tiếp thị, quảng cáo, phân phối sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi đƣợc áp dụng trong hệ thống.

b, Nhƣợng quyền dịch vụ (service franchise)

Loại hình này thƣờng phổ biến trong một số lĩnh vực nhƣ dịch vụ sửa chữa, bảo dƣỡng ơ tơ, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng… Theo loại hình này, bên nhƣợng quyền là bên đã xây dựng và phát triển thành cơng một hoặc một số mơ hình dịch vụ nhất định mang thƣơng hiệu riêng. Sau đó, bên nhƣợng quyền cho phép bên nhận quyền đƣợc cung ứng các dịch vụ này theo mơ hình và với thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền.

c, Nhƣợng quyền phân phối (distribution franchise)

Theo loại hình này, bên nhƣợng quyền sẽ sản xuất ra sản phẩm và bán lại sản phẩm cho bên nhận quyền, bên nhận quyền sẽ phân phối sản phẩm trực tiếp tới ngƣời tiêu dùng dƣới thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền. Loại hình này thƣờng gặp trong lĩnh vực phân phối mỹ phẩm hay phân phối nhiên liệu cho các loại xe máy, xe ơ tơ. Kinh doanh theo loại hình này, bên nhận quyền sẽ hầu nhƣ khơng nhận đƣợc sự hỗ trợ hoặc có nhƣng khơng đáng kể từ phía bên nhƣợng quyền. Tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể mà bên nhận quyền có thể đƣợc áp dụng sự khuyến mãi mà bên nhƣợng quyền cho phép trong hệ thống nhƣợng quyền.

d, Nhƣợng quyền đơn lẻ hay nhƣợng quyền trực tiếp (unit franchising)

Đây là hình thức nhƣợng quyền trực tiếp cho từng đối tác đơn lẻ nhằm đảm bảo cao nhất sự kiểm sốt của mình mà khơng qua đối tác trung gian. Hình thức này địi hỏi bên nhƣợng quyền phải có bộ máy điều hành vững mạnh để có thể kiểm sốt đƣợc bên nhận quyền. Quan hệ giữa bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền là mối quan hệ trực tiếp với nhau.

e, Nhƣợng quyền thƣơng mại độc quyền (Master franchise)

Đây là cách phổ biến nhất và nhanh nhất trong việc bành trƣớng thƣơng hiệu ra nƣớc ngồi. Theo loại hình này, bên nhƣợng quyền sẽ bán quyền thƣơng mại cho

một đối tác địa phƣơng, thƣờng có tiềm lực tài chính vững mạnh, đƣợc độc quyền kinh doanh và phân phối thƣơng hiệu. Khu vực đƣợc độc quyền có thể là một thành phố hoặc cả một quốc gia. Bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí cao hơn rất nhiều so với loại hình NQTM đơn lẻ, nhƣng họ có quyền chủ động tự mở thêm nhiều cửa hàng hay chuyển giao lại quyền thƣơng mại cho bất cứ ai trong phạm vi khu vực mà mình kiểm sốt. Khi đó, bên nhận quyền ban đầu sẽ trở thành bên nhƣợng quyền thứ cấp, họ sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với bên thứ ba muốn gia nhập hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại và có nghĩa vụ cung cấp tất cả các dịch vụ thay thế chủ thƣơng hiệu. Nhƣ vậy, theo hình thức này, chủ thƣơng hiệu có thể phát triển dễ dàng hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại của mình mà không mất quá nhiều công sức, đồng thời cũng góp phần khai thác triệt để tiềm năng kinh tế của các thị trƣờng mới. Tuy vậy, đây là cũng là hình thức gặp nhiều rủi ro nếu bên nhƣợng quyền ban đầu (chủ thƣơng hiệu) khơng có sự kiểm sốt tốt đối với bên nhận quyền.

f, Nhƣợng quyền thƣơng mại mở rộng (Franchise developer Agreement)

Hình thức này cũng tạo ra mối liên hệ trực tiếp giữa bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền. Theo đó, bên nhận quyền có trách nhiệm phát triển, mở rộng hệ thống đơn vị kinh doanh mà bên nhƣợng quyền là chủ sở hữu theo mơ hình NQTM. Theo hình thức này, bên nhƣợng quyền sẽ đặt ra một giới hạn thời gian hoặc lịch trình cụ thể để bên nhận quyền thực hiện việc mở rộng hệ thống các đơn vị kinh doanh. Mỗi một đơn vị kinh doanh do bên nhận quyền thiết lập sẽ là một đơn vị hạch tốn phụ thuộc và khơng có tƣ cách pháp nhân độc lập đối với bên nhận quyền. Theo hình thức này, bên nhận quyền cũng khơng có quyền nhƣợng lại quyền thƣơng mại cho một bên thứ ba khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)