Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 33 - 39)

Theo cách hiểu chung nhất từ trƣớc đến nay, hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về một vấn đề xác định và có hiệu lực bắt buộc giữa các bên. Trong hệ

thống pháp luật Việt Nam khơng có văn bản nào đƣa ra khái niệm cụ thể về HĐ mà tuỳ từng lĩnh vực có những quy định cụ thể về nội dung và hình thức cho loại HĐ đó (Ví dụ HĐ dân sự, HĐ Thƣơng mại, HĐ lao động, HĐ tín dụng, HĐ bảo hiểm…). HĐ tồn tại rải rác trong nhiều loại văn bản có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau nên có nhiều cách để gọi tên HĐ. Thơng thƣờng HĐ đƣợc chia ra làm hai loại khác biệt dựa trên tiêu chí mục đích là HĐ dân sự (mang tính chất tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày) và HĐ kinh tế (hoặc HĐ thƣơng mại) mang tính chất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận. Các loại HĐ đều phải tuân theo nguyên tắc, mục đích và hình thức thể hiện nội dung của HĐ nhất định. Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005 đƣa ra khái niệm về hợp đồng dân sự “là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đây là văn bản duy nhất đƣa ra khái niệm hợp đồng thuộc lĩnh vực dân sự.

Vì NQTM có nhiều cách hiểu khác nhau nên hợp đồng NQTM cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Sự khác nhau chủ yếu là do mỗi nƣớc quy định về hoạt động NQTM khác nhau, quy định một cách chung chung hay cụ thể về các nội dung của quyền thƣơng mại, hoặc cách hiểu về quyền thƣơng mại khác nhau.

Ở Việt Nam, hoạt động NQTM mới xuất hiện khoảng 10 năm và cũng chƣa phổ biến nên rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá xa lạ với khái niệm này. Số lƣợng các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức NQTM chỉ trong khoảng 70 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động NQTM bằng cách tự mày mò và học hỏi kinh nghiệm từ nƣớc ngồi, vì những tài liệu về NQTM ở Việt Nam hầu nhƣ khơng có hoặc rất ít. Có chăng chỉ là những bài viết trên internet hoặc một số các bài giảng chứ chƣa tập hợp thành sách viết công khai. Cuốn sách mới nhất cho đến thời điểm này là của TS. Lý Quý Trung, giám đốc điều hành tập đoàn Nam An group chuyên kinh doanh lĩnh vực nhà hàng cao cấp, mang tên “ Franchise- Bí quyết thành cơng bằng mơ hình nhƣợng quyền kinh doanh” xuất bản tháng 08 năm 2005. Cuốn sách chủ yếu nói về các bí quyết, kinh nghiệm cho những ngƣời muốn kinh doanh theo hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại hơn là nói về khía cạnh pháp lý của hoạt động NQTM.

Nhận thấy xu hƣớng NQTM có thể phát triển mạnh mẽ do phù hợp với đặc điểm của đa số các doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ nên cần thiết phải có khung pháp lý điều chỉnh nhằm khuyến khích các hoạt động NQTM tốt, hạn chế các NQTM xấu. Do vậy, trong lần sửa đổi Luật thƣơng mại năm 2005, khái niệm NQTM đã chính thức đƣợc quy định.

Theo Luật thƣơng mại Việt Nam 2005, Hợp đồng NQTM là một hợp đồng thƣơng mại, theo đó bên nhƣợng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây [2, Điều 284]:

- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đƣợc tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhƣợng quyền quy định và đƣợc gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, quảng cáo của bên nhƣợng quyền.

- Bên nhƣợng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Nhƣ vậy, trƣớc tiên hợp đồng NQTM là một hợp đồng trong lĩnh vực thƣơng mại, có nghĩa là hợp đồng mang mục đích kinh doanh hƣớng tới lợi nhuận. Hợp đồng là văn bản trong đó các bên thoả thuận về tất cả những điều khoản xác định đối tƣợng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng nhƣ tất cả những thông tin liên quan. Hợp đồng khi đã có hiệu lực thực hiện thì trở thành “luật” đối với các bên. Các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng, bất cứ sự sửa đổi nào liên quan đến nội dung hợp đồng đều phải đƣợc hai bên chấp nhận, nếu nhƣ một bên không chấp nhận việc sửa đổi thì phần đó khơng đƣợc coi là một nội dung của hợp đồng, trừ khi pháp luật quy định đó là phần bắt buộc hoặc đó là việc một quy tắc, quy luật đã đƣợc chấp nhận. Ví dụ sự kiện bất khả kháng đƣợc pháp luật quy định nhƣ một điều kiện để không phải chịu trách nhiệm do việc vi phạm hợp đồng gây ra. Mặc dù là một hợp đồng thƣơng mại nhƣng hợp đồng NQTM có những đặc điểm riêng cần thiết phải có những quy định riêng cho nó.

Luật của Italia về quy tắc của hoạt động NQTM định nghĩa nhƣ sau: “Hợp đồng NQTM, dù dƣới bất kỳ hình thức nào, là hợp đồng giữa các bên hồn tồn độc lập về tài chính và pháp lý, trong đó, để đổi lấy một khoản thù lao, một bên trao cho bên kia quyền đƣợc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ và cơng nghiệp, nhãn hiệu thƣơng mại, tên thƣơng mại, dấu hiệu cửa hàng, mơ hình, kiểu dáng cơng nghiệp, bản quyền, bí quyết, bằng sáng chế, trợ giúp kỹ thuật và thƣơng mại, trên quan điểm để cho Bên nhận quyền đƣợc tham gia vào một hệ thống đặc trƣng riêng của một nhóm các Bên nhận quyền hoạt động trên một khu vực lãnh thổ vì mục tiêu phân phối hàng hố và dịch vụ cụ thể.” [18].

Theo định nghĩa trên, hợp đồng NQTM là hợp đồng mà bên nhƣợng quyền cho phép bên nhận quyền đƣợc phép tham gia vào hệ thống đặc trƣng riêng của một nhóm các bên nhận quyền hoạt động trên một phạm vi lãnh thổ nhất định vì mục tiêu phân phối hàng hoá và dịch vụ cụ thể. Theo cách định nghĩa này, hợp đồng là phƣơng tiện đƣợc ghi lại các quyền mà bên nhƣợng quyền trao cho bên nhận quyền để bên nhƣợng quyền kinh doanh theo phƣơng thức có sẵn của bên nhƣợng quyền. Hợp đồng NQTM ở Italia có thể đƣợc áp dụng đối với bất kỳ lĩnh vực thị trƣờng nào, điều này chứng tỏ chính phủ Italia rất khuyến khích phát triển mơ hình kinh doanh theo phƣơng thức NQTM, miễn là các bên phải tuân theo các quy tắc về hoạt động NQTM.

Australia là một nƣớc có hoạt động NQTM phát triển rất mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hệ thống kinh tế của đất nƣớc. Nƣớc này cũng có những văn bản điều chỉnh rất chi tiết về hoạt động này. Theo Bộ quy tắc về hoạt động NQTM của Australia [19] đƣa ra định nghĩa về hợp đồng NQTM rất chi tiết. Theo điều 4 của Bộ quy tắc, “Một hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại là một thỏa thuận:

(a) một phần hoặc toàn bộ đƣợc thể hiện dƣới một trong các hình thức sau: (i) bằng văn bản;

(ii) bằng miệng;

(b) theo đó, một bên (bên nhƣợng quyền) cấp cho một bên khác (bên nhận nhƣợng quyền) quyền thực hiện hoạt động đề nghị giao kết hợp đồng, cung cấp, hoặc phân phối hàng hoá hoặc dịch vụ trong lãnh thổ Australia theo hệ thống, hoặc kế hoạch kinh doanh mà cơ bản đƣợc xác định, kiểm soát hoặc đƣợc đề xuất bởi bên nhƣợng quyền hoặc hiệp hội của những bên nhƣợng quyền; và

(c) theo đó, việc tiến hành hoạt động kinh doanh đƣợc liên kết đáng kể và chủ yếu với thƣơng hiệu, hoạt động quảng cáo hoặc biểu tƣợng thƣơng mại:

(i) đƣợc sở hữu, đƣợc sử dụng hoặc đƣợc cấp giấy phép bởi bên nhƣợng quyền hoặc hiệp hội của những bên nhƣợng quyền; hoặc

(ii) đƣợc cụ thể hoá bởi bên nhƣợng quyền hoặc hiệp hội của bên nhƣợng quyền; và

(d) theo đó, trƣớc khi bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động kinh doanh, bên nhận quyền phải đồng ý thanh toán cho bên nhƣợng quyền hoặc hiệp hội bên nhƣợng quyền một khoản tiền bao gồm, chẳng hạn nhƣ:

(i) chi phí vốn đầu tƣ ban đầu; hoặc

(ii) thanh toán cho hàng hoá hoặc dịch vụ; hoặc

(iii) phí tính trên phần trăm tổng thu nhập hoặc thu nhập rịng có hay khơng có phí dịch vụ nhƣợng quyền hoặc phí bản quyền; hoặc

(iv) phí đào tạo hoặc phí huấn luyện; nhƣng khơng loại trừ:

(v) thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ bằng hoặc thấp hơn giá bán buôn của bên nhƣợng quyền thƣơng mại; hoặc

(vi) thanh toán lại cho khoản vay của bên nhận quyền cho bên nhƣợng quyền; hoặc

(vii) thanh toán theo giá bán bn bình thƣờng đối với hàng hoá thanh toán sau; hoặc

(viii) thanh toán theo giá thị trƣờng đối với việc mua hoặc thuê động sản, bất động sản, thiết bị hoặc nguyên vật liệu cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động kinh doanh theo hợp đồng NQTM.

(2) Đối với khoản (1), mỗi hoạt động sau đƣợc thực hiện sẽ là một hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại:

(a) chuyển giao, nối lại hoặc mở rộng thoả thuận NQTM; (b) thoả thuận về kinh doanh phƣơng tiện cơ giới.”

Nhƣ vậy, quy định của Australia về hợp đồng NQTM đã rất chi tiết, gồm các thỏa thuận phải có đối với một hoạt động NQTM, từ các quyền thƣơng mại, cách thức đào tạo, quản lý cho đến các mức phí và phƣơng thức thanh tốn. Các hình thức của hợp đồng NQTM cũng rất đa dạng, có thể bằng miệng, bằng văn bản hoặc một thỏa thuận ngầm. Nhƣ vậy, Australia không quan tâm đến phƣơng tiện thể hiện nội dung của hợp đồng mà chỉ quan tâm đến những nội dung, điều khoản cụ thể của hợp đồng đó mà thơi. Các bên tự quyết định lựa chọn hình thức gì cho hợp đồng mà hợp đồng vẫn có hiệu lực. Ví dụ nếu nhƣ hai bên đã có quan hệ hợp đồng NQTM lâu dài, khi hết hạn hợp đồng trƣớc thì các bên có thể thỏa thuận bằng miệng về việc tiếp tục các điều khoản của hợp đồng, tức là kéo dài thời hạn của hợp đồng, hoặc có thể thỏa thuận ngầm bằng cách cứ tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh theo hợp đồng NQTM đã ký trƣớc đó. Nhƣ vậy, các thỏa thuận bằng miệng hay ngầm đều có hiệu lực pháp lý với các bên mà không cần phải ký tiếp một hợp đồng bằng văn bản mới.

1.2.1. Đặc điểm

Hoạt động NQTM là một loại hình kinh doanh đƣợc các thƣơng gia sáng tạo ra kết hợp nhiều ƣu điểm của các hình thức kinh doanh nhƣ đại lý, phân phối sản phẩm, chuyển giao công nghệ… Theo phƣơng thức này, chủ thƣơng hiệu đã tạo ra một cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh chuẩn có thể nhân rộng thành nhiều mơ hình tƣơng tự trong hệ thống. Khi đó, chủ thƣơng hiệu khơng phải trực tiếp quản lý điều hành cửa hàng kinh doanh đó mà “bán” quyền kinh doanh theo phƣơng

thức này cho ngƣời khác để thu phí. Tác giả đƣa ra một số đặc điểm của hợp đồng NQTM nhƣ sau:

- Bên nhƣợng quyền là chủ thƣơng hiệu gắn liền với quy trình kinh doanh đã thành cơng, đã đƣợc tiêu chuẩn hố có thể nhân rộng mơ hình kinh doanh đó. Bên nhƣợng quyền chào bán phƣơng thức kinh doanh này thông qua bản giới thiệu nhƣợng quyền thƣơng mại, hợp đồng mẫu. Những thông tin trong bản giới thiệu phải trung thực, đầy đủ, phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của hoạt động NQTM theo những quy định do pháp luật ban hành.

- Mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng là mối quan hệ liên tục, hỗ trợ nhau ngay từ khi ký kết hợp đồng, trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng cho đến khi chấm dứt hợp đồng.

- Giá trị của hợp đồng là một khoản tài chính mở, bao gồm phí cố định ban đầu (phí nhƣợng quyền) và khoản phí để duy trì kinh doanh này theo phƣơng thức này phụ thuộc hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Để thu đƣợc khoản phí thƣờng xun này địi hỏi bên nhận quyền có nghĩa vụ kê khai trung thực, chính xác doanh thu của mình.

- Bên nhận quyền phải lệ thuộc vào bên nhƣợng quyền về quy trình sản xuất, kinh doanh, cơng nghệ, bí mật thƣơng mại … khi muốn kinh doanh phƣơng thức đó và tuân thủ tuyệt đối những cam kết trong hợp đồng do bên nhƣợng quyền đƣa ra.

- Đối tƣợng của hợp đồng NQTM là các quyền thƣơng mại, là những hàng hố vơ hình. Chính vì đặc trƣng nhƣ vậy nên trong hợp đồng NQTM mẫu bên nhƣợng quyền phải nêu rõ phạm vi quyền thƣơng mại, quyền lợi đƣợc hƣởng, nghĩa vụ của bên nhận quyền….

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)