Pháp luật Việt Nam chia hoạt động NQTM theo cấp độ các quyền thƣơng mại mà bên nhận quyền đƣợc hƣởng. Theo NĐ 35/2006/NĐ-CP thì có hai loại hình NQTM là NQTM cấp quyền thƣơng mại chung và NQTM phát triển quyền thƣơng mại.
a, NQTM cấp quyền thƣơng mại chung
Là loại hình NQTM giữa bên nhƣợng quyền sơ cấp với bên nhận quyền sơ cấp mà Bên nhận quyền này đƣợc phép cấp lại quyền thƣơng mại cho các bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không đƣợc phép cấp lại quyền thƣơng mại chung đó nữa.[6, khoản 9 Điều 3]. Bên nhận quyền lại của bên nhận quyền sơ cấp phải đáp ứng yêu cầu của bên nhƣợng quyền ban đầu và không đƣợc phép cấp lại quyền thƣơng mại nữa. Theo hình thức này, bên nhƣợng quyền sơ cấp có thể phát triển hệ thống NQTM của mình tại những khu vực mà mình khơng am hiểu thị trƣờng và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng khu vực đó. Bên nhận quyền có cơ hội trở thành bên nhƣợng quyền thứ cấp nếu có trình độ quản lý và kiểm soát tốt đối với bên nhận quyền thứ cấp.
b, NQTM phát triển quyền thƣơng mại
Là loại hình mà bên nhƣợng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền đƣợc phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phƣơng thức NQTM trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định [6, khoản 8 Điều3]. Hợp đồng này giống với loại hợp đồng NQTM phát triển khu vực trên thế giới. Theo đó, bên nhận quyền có thể thành lập nhiều cửa hàng thuộc sở hữu của mình, do mình quản lý trong một phạm vi khu vực địa lý nhất định nếu thấy cần thiết. Cách thức nhƣợng quyền này cho phép bên nhận quyền đƣợc chủ động hơn trong việc mở rộng kinh doanh của mình, các cửa hàng kinh doanh đều phải đạt tiêu chuẩn đồng bộ theo yêu cầu của bên nhƣợng quyền. Hình thức này có thể khiến bên nhận quyền có thể phục vụ nhu cầu cho những ngƣời tiêu dùng ở một khu vực rộng, mang lại doanh thu cao cho cả bên nhận quyền và bên nhƣợng quyền. Hình thức này cho phép bên nhận quyền có thể sở hữu nhiều cửa hàng trong hệ thống NQTM nhƣng không đƣợc phép cấp lại quyền thƣơng mại cho bên khác.