1 .Tính cấp thiết của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Trong quá trình phát triển, cái cũ đã tạo ra những yếu tố, những tiền đề, những yêu cầu cho sự chuyển hóa sang cái mới. Nói khác đi, những yếu tố tích cực của cái cũ sẽ được giữ lại và cải biến cho phù hợp với cái mới. Điều này có nghĩa là cần đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển những yếu tố hợp lý, hạt nhân hợp lý, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của cái mới từ cái cũ.
Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh trường THCS nói riêng là một vấn đề có tính truyền thống, được các cấp quản lý, các nhà trường và các công trình nghiên cứu quan tâm.
Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, đã có nhiều giải pháp được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn quản lý, và qua đó có những giải pháp thể hiện tính hiệu quả của nó. Vì vậy trong khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp mới cho quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh, tác giả luận văn đã có kế thừa những giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh đã được các cơ sở giáo dục nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh vàbổ sung sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.
Do vậy, cần kế thừa những mặt tích cực, ưu điểm của mô hình quản lý cũ có hạt nhân hợp lý nhưng chưa hoàn chỉnh, tiếp thu, cải tiến những yếu tố phù hợp cho mô hình quản lý mới khi đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Nhà trường phải tuân thủ các văn bản quy định, đây là chứa đựng những yêu cầu mang tính pháp lý và thực tiễn. Các văn bản này bao gồm các văn bản của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý các cấp từ trung ương đến địa phương. Đó là những văn bản làm cơ sở cho sự điều hành, quản lý thống nhất chung của các nhà trường.
Tất cả các biện pháp đề xuất và các chỉ đạo về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS phải tuân theo các văn bản pháp quy về giáo dục. Điều đó đòi hỏi lực lượng quản lý giáo dục đạo đức phải luôn cập nhật và vận dụng, triển khai các văn bản mới nhất trong thực tiễn.
xem xét điều kiện thực tiễn của nhà trường như: Đội ngũ cán bộ quản lý, các bộ phận, tình hình Liên đội, giáo viên, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, phụ huynh học sinh nhà trường, thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình đời sống văn hóa-xã hội ở địa phương, thời gian, không gian thực hiện, các rào cản, ngoài ra cần phải dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phong tục tập quán, định hướng phát triển của giáo dục địa phương.
Trong thực tế lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận có thể đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở thực tiễn, do vậy khi áp dụng vào một trường THCS cụ thể thì phải hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của trường đó. Mỗi biện pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, vì nếu đề xuất một biện pháp hay nhưng không phù hợp với thực tiễn thì chỉ là lý thuyết suông, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, do vậy các biện pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể và đem lại hiệu quả.
Lý luận và thực tiễn giáo dục luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động, phát triển của xã hội. Vì vậy, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS vừa phải cập nhật những xu hướng phát triền lý luận và thực tiễn giáo dục của thời đại và dân tộc; vừa phải phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đồng thời, các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cần phải quán triệt quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc.
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện
Nguyên tắc này nhấn mạnh đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên phải có mối quan hệ tương tác như một hệ thống, nghĩa là các biện pháp được đề xuất không tồn tại một cách riêng rẽ, biệt lập mà tác động qua lại; đồng thời chúng phải được thực hiện một cách đồng bộ giữa các cấp quản lý, các bộ phận từ đó có thể mang lại hiệu quả nhất định.
Giáo dục đạo đức nằm trong chương trình giáo dục Phổ thông tổng thể, nên việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS cũng phải đặt trên nền tảng mang tính hệ thống của chương trình giáo dục Phổ thông. Điều đó có nghĩa là quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên phải lưu ý mối quan hệ giữa các môn học, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành quá trình giáo dục THCS. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS không thể tách rời quản lý các hoạt động khác trong nhà trường vì giáo dục đạo đức là một bộ phận trong giáo dục THCS tổng thể.
cái riêng, từ cấp độ rộng đến cấp độ hẹp. Đồng thời các giải pháp đề xuất còn liên quan đến cấp quản lý khác nhau trong nội bộ nhà trường, từ Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Công đoàn, Liên đội và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
3.1.4. Đảm bảo tính hợp lý và khả thi
Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh được đưa ra phải đảm bảo tính hợp lý và khả thi, tức là phải xem xét đến khả năng thực hiện của các biện pháp và phải dựa trên cơ sở của điều kiện thực tế của nhà trường. Một biện pháp đặt ra không phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mà người quản lý dự định áp dụng sẽ không mang lại hiệu quả. Vì vậy, các biện pháp quản lý khi nghiên cứu đề xuất phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với điều kiện của nhà trường nơi áp dụng các biện pháp, và đó cũng chính là cơ sở để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
Các biện pháp phải phát huy được tính hiệu quả, đem lại lợi ích cho học sinh, cho nhà trường và toàn xã hội. Các biện pháp đưa ra phải nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên chỉ khi ta vận dụng một cách đồng bộ, kết hợp các biện pháp đó phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thì mới đạt hiệu quả cao.
Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức ở các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao. Muốn vậy giáo dục đạo đức phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm của từng độ tuổi. Phải chú ý đến việc hướng dẫn các hoạt động chủ đạo phù hợp với các đối tượng giáo dục.