Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục, điều khiển các loại hình hoạt động của nhà trường nhằm đảm bảo cho quá trình giáo dục đạo đức diễn ra đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu chuyển hóa những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội thành phẩm chất đạo đức của cá nhân học sinh với chất lượng cao nhất.

hỏi mọi giáo viên, mọi tổ chức lực lượng trong nhà trường cùng phải tham gia. Giáo dục đạo đức cho học sinh không phải chỉ bằng những bài giảng về đạo đức công dân, mà phải thông qua mọi loại hình hoạt động đa dạng của nhà trường. Điều đó đòi hỏi quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải được quản lý, tổ chức theo một kế hoạch chung, thống nhất cho mọi lực lượng, mọi hoạt động. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh có nhiệm vụ huy động mọi tiềm lực và tổ chức, phối hợp các lực lượng cùng tham gia vào quá trình giáo dục. Đảm bảo cho hoạt động của các lực lượng không mâu thuẫn với nhau mà phải cùng hướng tới một mục tiêu chung của nhà trường.

Quản lý giáo dục đạo đức bên cạnh việc quản lý xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức, còn là một quá trình huy động các lực lượng giáo dục, các điều kiện phương tiện giáo dục, phù hợp các môi trường giáo dục, giúp học sinh có được tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hình thành hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội; các yếu tố đó phải được tiến hành một cách khoa học đồng bộ, phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội.

Nói tóm lại, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh được hiểu: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là những tác động của chủ thể quản lý có mục đích, có kế hoạch đến đối tượng quản lý để thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức; đồng thời tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch đó, nhằm đạt mục đích giáo dục đạo đức.

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THCS

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh nói chung có một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. Đặc biệt, đối với học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước nên việc rèn luyện kỹ năng sống, tổng hợp kiến thức, có lối sống tốt, có ý thức trách hiệm với bản thân, gia đình và xã hội là nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.

Giáo dục đạo đức với tư cách là quá trình làm hình thành và phát triển nhận thức, đạo đức con người, cũng đồng thời là quá trình phát triển năng lực hoạt động đạo đức hay nói cách khác là đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức của con người.

Giáo dục đạo đức là trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về đạo đức nhân văn, văn hóa xã hội, tri thức về cuộc sống, giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội. Nhằm hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người xung quanh, hình thành thói quen tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội.

Việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là cách thức tổ chức, điểu khiển các lực lượng giáo dục trong nhà trường khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm lực giáo dục trong quá trình thực hiện các nội dung, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục diễn ra đúng quy luật và thống nhất trong toàn trường.

Hoạt động giáo dục đạo đức là hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể, bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con người trong quan hệ đối với người khác.

Giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các qui định của pháp luật.

Về kiến thức, giúp học sinh trường THCS biết về một số chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với mọi người, với công việc, với cộng đồng, với đất nước, với môi trường tự nhiên và hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

Về thái độ tình cảm, giúp cho học sinh trường THCS có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, biết yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu. Luôn luôn tự hoàn thiện nhân cách bản thân, tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị nhân cách phù hợp với thời đại, tôn trọng những qui định của nhà trường và pháp luật.

Về hành vi giúp cho học sinh trường THCS tham gia tích cực các hoạt động phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của bản thân và phát triển của dân tộc; có nghị lực thực hiện những tư tưởng, quan điểm, những yêu cầu đạo đức và pháp luật, đồng thời không vi phạm những hành vi sai trái.

Về kỹ năng hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.

1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS

Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh rất rộng, bao quát nhiều vấn đề thuộc nhân sinh quan mà tựu chung nhất là xoay quanh trục "chân-thiện-mỹ" và truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương. Nội dung giáo dục đạo đức căn cứ vào chuẩn mực đạo

đức của xã hội, bám sát vào nội dung chương trình môn giáo dục công dân, các môn học khác và tổ chức các hoạt động giáo dục khác kết hợp với giáo dục văn hóa, truyền thống dân tộc, địa phương.

Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS bao gồm:

- Giáo dục lòng yêu nước, hiếu học, tính cộng đồng và tinh thần tự hào dân tộc: Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII đã nêu rõ: “Xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội...” [14]. Lòng yêu nước là tình cảm xã hội tự nhiên của con người với đất nước mình. Lòng yêu nước là tình cảm đối với Tổ quốc thể hiện ở sự tân tâm, tận lực thực hiện nghĩa vụ của mình trước Tổ quốc ở mọi lúc, mọi nơi. Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” [2]. Điều này có nghĩa là muốn giữ gìn và phát huy được những giá trị truyền thống hào hùng của dân tộc, trước hết cần phải nắm và hiểu rõ lịch sử dân tộc mình, trong đó môn lịch sử đóng vai trò quan trọng, phải giáo dục cho học sinh thấy được lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước.

- Giáo dục đức tính trung thực, khiêm tốn, lễ phép, nhân ái, thương người: Học tập không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của thanh niên, học sinh, nó không chỉ là nhu cầu tự thân của mỗi người, mà còn là sự đòi hỏi của xã hội đối với mỗi thanh niên, học sinh. Thông qua việc học tập, con người mới phát triển tri thức, mới có tư duy khoa học để hoạt động, đồng thời là cơ sở rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển phẩm chất đạo đức cao đẹp của mỗi con người, hướng con người tới chân lý, tới cái thiện.

- Giáo dục tính tự giác, cần cù, sáng tạo trong lao động: Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, là hoạt động bản chất của con người, nhằm cải biến tự nhiên, xã hội và chính mình cho phù hợp với yêu cầu, lợi ích của con người vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Các khái niệm tốt - xấu, thiện - ác, danh dự, nghĩa vụ, lương tâm được hình thành trong quan hệ giữa con người với con người trên cơ sở lao động. Chính thái độ đối với lao động là thước đo quan trọng, căn cứ vào đó mà ta đánh giá con người lao động nghiêm túc, trung thực, có trách nhiệm hay dối trá, qua quýt, tiếc kiệm hay hoang phí và người lao động chỉ được kính trọng khi có thái độ lao động đúng. Tinh thần lao động cần cù và sáng tạo theo nghĩa chung nhất, đó là thái độ lao động của con người nói chung, là khả năng bền bỉ, chịu đựng gian khổ, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ và là năng lực hoạt động của trí tuệ, khả năng phân tích của trí óc, để tìm ra những biện pháp, hình thức tối ưu nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra.

càng phức tạp và nhiều biến động, cùng với sự bùng nổ thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0, các em tiếp cận với đủ loại tác động tốt có, xấu có. Những hiện tượng tiêu cực xuất hiện nhiều trong những năm gần đây như: hiện tượng học sinh uống rượu, tiêm chích ma túy, cờ bạc, quan hệ tình dục sớm, bạo lực học đường... Sự thiếu tự tin trong xử lý tình huống của cuộc sống. Chính sự thiếu hụt các kỹ năng sống, lối sống do hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh hiện nay gặp khó khăn trong việc ứng xử trước tình huống thực tế của cuộc sống. Vì vậy, viêc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết để giúp các em nhận biết và điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Tóm lại, nội dung trong các nhóm trên được cụ thể thành 12 nội dung về giáo dục đạo đức cho học sinh THCS như sau: Trang bị những tri thức cần thiết về chính trị, đạo đức, văn hóa, xã hội; Hình thành thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin trong sáng với bản thân, với mọingười; Giáo dục văn hóa sinh hoạt tập thể; Giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính; Giáo dục ý thức phấn đấu trong học tập; Giáo dục học sinh tự giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội; Giáo dục tinh thần cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội; Giáo dục tình yêu, tình bạn đúng đắn; Giáo dục ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, nội quy của Nhà trường; Giáo dục truyền thống dân tộc; Giáo dục ý thức lao động; Giáo dục lòng yêu Tổ quốc, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.

1.3.3. Phương pháp hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS

Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là cách thức tác động của các nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho đối tượng giáo dục những chuẩn mực đạo đức cần thiết phù hợp với đạo đức xã hội hiện đại.

Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại, được thể hiện ở các phương pháp sau:

- Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức mới. Để phương pháp nêu gương phát huy tốt tác dụng, giáo viên cần lựa chọn các gương sáng là chủ yếu, không lạm dụng gương phản diện vì dễ gây phản tác dụng.

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.

những tình huống đạo đức gia đình để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử.

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua những trò chơi cụ thể. - Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh. Thực hành nhiệm vụ này người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch hành động đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh rất đa dạng. Vì vậy, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mục đích, đối tượng và từng tình huống cụ thể.

1.3.4. Hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS

Cũng như tất cả các loại hình giáo dục khác, giáo dục đạo đức đòi hỏi một hệ thống các hình thức giáo dục thống nhất và đa dạng. Điều đó được quy định trước hết ở tính đa dạng của đối tượng giáo dục về mặt tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện sinh sống, học vấn và những đặc điểm xu hướng, tính cách. Trong quá trình xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa giáo dục đạo đức nói riêng, đã và đang xuất hiện nhiều hình thức giáo dục cụ thể và hiệu quả. Trường THCS nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nên cũng có những hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung.

Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THCS rất phong phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong các trường học với các giờ giảng trên lớp mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể học sinh tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan,...

Hiện nay có nhiều hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia thành 3 loại sau đây:

- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học là nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.

- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú về nội dung và hình thức tổ chức

như các hoạt động tập thể, vui chơi sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ, thể dục thể thao ...

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)