Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsin hở trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 89 - 91)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsinh các trường

3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsin hở trường

THCS phù hợp với chương trình nhà trường

3.2.2.1. Mục tiêu thực hiện biện pháp

Cũng như chương trình Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ năm học, hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải lập kế hoạch trên cơ sở định hướng kế hoạch năm học và thực tế của nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức

cho học sinh đó là cơ sở để tổ chức thực hiện các biện pháp của hoạt động giáo dục đạo đức.

Xây dựng được kế hoạch chung, kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường và kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở một cách cụ thể theo từng năm, từng học kỳ, từng tháng, hay theo từng chủ điểm trong năm học. Các kế hoạch phải được sự ủng hộ và nhất trí cao của các đoàn thể, giáo viên để cùng nhau phối hợp thực hiện. Xây dựng được bản kế hoạch cụ thể có tính khả thi nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường.

Thực hiện tốt, có hiệu quả theo kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, kế hoạch phải đuợc thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục. Tạo điều kiện cho việc triển khai các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh một cách thuận lợi, đội ngũ làm công tác giáo dục đạo đức học sinh cũng thực hiện được dễ dàng và đem lại hiệu quả cao.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hằng năm, trên cơ sở định hướng xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện của ngành giáo dục, kế hoạch phát triển nhà trường, dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện thực tế của nhà trường, lãnh đạo nhà trường họp để thống nhất và tiến hành lập kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh. Kế hoạch để quản lý giáo dục đạo đức học sinh bao gồm các nội dung:

- Kế hoạch cần phải xác định được tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức, xác định rõ mục tiêu, các biện pháp, các hình thức quản lý giáo dục đạo đức, các lực lượng tham gia. Cần cụ thể thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng thời gian cụ thể trong năm học.

- Kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, đảm báo tính thống nhất về mục tiêu giáo dục toàn diện trong trường Trung học cơ sở, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù họp với tâm lý học sinh Trung học cơ sở để có hiệu quả giáo dục cao.

- Cần phải có kế hoạch từng năm học, từng học kì, từng đợt thi đua, kỷ niệm các ngày lễ lớn, định hướng hoạt động cho các tổ chức phối hợp và khả năng thực hiện của học sinh và lực lượng tham gia.

- Phân công cụ thể cho các bộ phận của nhà trường như: Tổng phụ trách Đội, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, đại diện hội cha mẹ học sinh. Đồng thời phải phối hợp với lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

và các công tác khác trong đó có hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh phải được lập kế hoạch. Điều này thuận lợi cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong năm học. Tất cả các lực lượng giáo dục đều chủ động xây dựng kế hoạch riêng cho mình để hoạt động.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Tất cả các trường THCS của huyện cần có hệ thống các văn bản có tính pháp lý để quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh THCS. Đồng thời phải căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch chung của ngành để đề ra kế hoạch chi tiết, cụ thể của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

Đầu năm học Hiệu trưởng phải chỉ đạo bộ phận phụ trách để tham mưu, xây dựng kế hoạch cụ thể, để thực hiện giáo dục đạo đức học sinh.

Đối với cán bộ quản lý phải năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, có tầm nhìn sâu rộng tổng thể về công tác quản lý giáo dục. Đối với giáo viên phải đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có lòng yêu nghề, nêu cao ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, nắm được nội dung, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhà trường phải đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện công tác giáo dục đạo đức, thường xuyên tổ chức cho cán bộ giáo viên được giao lưu học hỏi kinh nghiệm tại các trường học có uy tín trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức.

3.2.3. Xây dựng và phát triển một môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)