Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsinh THCS

Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh nói chung có một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. Đặc biệt, đối với học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước nên việc rèn luyện kỹ năng sống, tổng hợp kiến thức, có lối sống tốt, có ý thức trách hiệm với bản thân, gia đình và xã hội là nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.

Giáo dục đạo đức với tư cách là quá trình làm hình thành và phát triển nhận thức, đạo đức con người, cũng đồng thời là quá trình phát triển năng lực hoạt động đạo đức hay nói cách khác là đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức của con người.

Giáo dục đạo đức là trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về đạo đức nhân văn, văn hóa xã hội, tri thức về cuộc sống, giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội. Nhằm hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người xung quanh, hình thành thói quen tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội.

Việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là cách thức tổ chức, điểu khiển các lực lượng giáo dục trong nhà trường khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm lực giáo dục trong quá trình thực hiện các nội dung, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục diễn ra đúng quy luật và thống nhất trong toàn trường.

Hoạt động giáo dục đạo đức là hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể, bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con người trong quan hệ đối với người khác.

Giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các qui định của pháp luật.

Về kiến thức, giúp học sinh trường THCS biết về một số chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với mọi người, với công việc, với cộng đồng, với đất nước, với môi trường tự nhiên và hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

Về thái độ tình cảm, giúp cho học sinh trường THCS có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, biết yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu. Luôn luôn tự hoàn thiện nhân cách bản thân, tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị nhân cách phù hợp với thời đại, tôn trọng những qui định của nhà trường và pháp luật.

Về hành vi giúp cho học sinh trường THCS tham gia tích cực các hoạt động phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của bản thân và phát triển của dân tộc; có nghị lực thực hiện những tư tưởng, quan điểm, những yêu cầu đạo đức và pháp luật, đồng thời không vi phạm những hành vi sai trái.

Về kỹ năng hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)