Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Trong quá trình phát triển, cái cũ đã tạo ra những yếu tố, những tiền đề, những yêu cầu cho sự chuyển hóa sang cái mới. Nói khác đi, những yếu tố tích cực của cái cũ sẽ được giữ lại và cải biến cho phù hợp với cái mới. Điều này có nghĩa là cần đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển những yếu tố hợp lý, hạt nhân hợp lý, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của cái mới từ cái cũ.

Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh trường THCS nói riêng là một vấn đề có tính truyền thống, được các cấp quản lý, các nhà trường và các công trình nghiên cứu quan tâm.

Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, đã có nhiều giải pháp được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn quản lý, và qua đó có những giải pháp thể hiện tính hiệu quả của nó. Vì vậy trong khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp mới cho quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh, tác giả luận văn đã có kế thừa những giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh đã được các cơ sở giáo dục nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh vàbổ sung sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.

Do vậy, cần kế thừa những mặt tích cực, ưu điểm của mô hình quản lý cũ có hạt nhân hợp lý nhưng chưa hoàn chỉnh, tiếp thu, cải tiến những yếu tố phù hợp cho mô hình quản lý mới khi đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)