1 .Tính cấp thiết của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsinh các trường
3.2.5. Thực hiện tốt kiểm tra, đánh giá xếp loại đạo đức họcsinh THCS
3.2.5.1. Mục tiêu thực hiện biện pháp
Việc kiểm tra, đánh giá xếp loại đạo đức học sinh là một khâu quan trọng trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh nhằm nâng cao chất lượng, sự minh bạch, tính khách quan của hoạt động và kết quả đạt được. Biện pháp này cũng nhằm xây dựng quy trình và lựa chọn đội ngũ cán bộ có năng lực để đánh giá một cách khách quan, công bằng, đồng thời cũng xây dựng những quy định nhằm hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng tới quá trình quản lý giáo dục đạo đức học sinh, góp phần tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng rèn luyện giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS nói riêng.
Kiểm tra, đánh giá là công việc thường xuyên của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Kiểm tra, đánh giá để nắm bắt những thông tin một cách đầy đủ, có những cách điều chỉnh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó có hình thức khen thưởng kịp thời, tạo ra động lực kích thích cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Tổ chức phong trào thi đua tốt thì học sinh sẽ bộc lộ những đặc điểm phẩm chất đạo đức của mình; các em có điều kiện học tập, sáng tạo và phát huy những khả năng của mình, rèn luyện cho các em có nhiều đức tính tốt, biết cộng tác và chia sẻ với cộng đồng.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Đầu năm học các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thành lập ban thi đua kiểm tra, đánh giá trong nhà trường, có đầy đủ các thành phần tham gia: Lãnh đạo, đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm.
Việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá đạo đức học sinh là một trong những biện pháp cần thiết, nhằm đưa hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đúng thực chất nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.
Bên cạnh đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh cần phải xây dựng chế độ, chính sách khen thưởng, nhằm động viên, khuyến khích kịp thời trong công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh. Trong những năm qua các trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cũng đã chú ý công tác khen thưởng các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh nhưng chưa thật sự động viên được tính tích cực và sáng tạo để nâng cao hiệu quả của hoạt động này vì vậy cần phải đổi mới công tác khen thưởng.
Có chế độ khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên có đóng góp cao trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, tuy nhiên cũng cần có những hình thức xử lý đối với việc thực hiện chưa tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh của các bộ phận, giáo viên. Nhà trường phải có các hình thức khen thưởng, kỷ luật cụ thể, rõ ràng trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
Để đánh giá được các nội dung trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở qui định đánh giá kết quả rèn luyện có tiêu chí, tiêu chuẩn, qui trình đánh giá đảm bảo vừa đầy đủ, vừa toàn diện. Cụ thể, đối với việc đánh giá, xếp loại của học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông theo qui chế đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, áp dụng đối với các học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Dựa vào thông tư này các nhà trường Trung học cơ sở đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.
Việc đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cũng là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá. Từ đó, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh mà nhất là giáo dục đạo đức.
3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá nghiêm túc đảm bảo đúng và kịp thời nhằm động viên, khuyến khích, khen thưởng, trách phạt rõ ràng.
hiện có chất lượng và hiệu quả trong công tác kiểm tra, đánh giá.
Kế hoạch kiểm tra được xây dựng khoa học, cụ thể, thời gian kiểm tra phải phù hợp. Hiệu trưởng phải ưu tiên sắp xếp, bố trí con người, thời gian và các điều kiện phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá kịp thời, đầy đủ.
Có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục của nhà trường để đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường một cách khách quan, công bằng.